Hướng dẫn sử dụng Corticoid đúng cách từ Bộ Y tế
Nội dung bài viết
Corticoid là một loại thuốc kháng viêm thường được sử dụng để làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể. Corticoid có khả năng sưng ngứa và các tình trạng về da liễu, hen suyễn hay vấn đề viêm khớp. Tuy nhiên thuốc kháng viêm Corticoid cần dùng đúng liều lượng vì sử dụng quá liều lượng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Corticoid là gì?
Corticoid là một dạng thuốc kháng viêm thuộc nhóm steroid còn được gọi là corticosteroid hay glucocorticosteroid (GC). Thuốc kháng viêm Corticoid thường được bác sĩ chuyên khoa sử dụng trong các phác đồ điều trị điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như các về đề về da liễu, viêm khớp.
Thực chất, trong cơ thể con người vốn tự sản sinh ra lượng Corticoid tự nhiên ở mức vừa và đủ để đáp ứng hoạt động của các bộ phận trong cơ thể. Trong trường hợp lượng Corticoid không sản sinh đủ làm ảnh hưởng tới sức khỏe sẽ được bác sĩ kê toa đơn thuốc bổ sung Corticoid để bù đắp duy trì các hoạt động của các tế bào bên trong.
Dược lý lâm sàng và nguyên lý tác hoạt động của Corticoid
Corticoid đóng vai trò quan trọng giúp kháng viêm và nhiều hoạt động khác trong cơ thể. Tuy nhiên khi bổ sung Corticoid dạng thuốc thì cần thận trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Dược lý lâm sàng của corticosteroid trong cơ thể
Corticoid đóng vai trò quan trọng để di trì cân bằng nội tạng và các hoạt động khác của cơ thể. Tuy nhiên khi bị thiếu hụt cần bổ sung corticosteroid, cần phải thận trọng về liều lượng và thời gian sử dụng.
Trong quá trình chuyển hóa
- Chuyển hoá lipid: Corticoid phân hủy lipid và phân bố lại lipid, giúp tăng cường quá trình tổng hợp mỡ ở thân và giảm lượng mỡ ở các chi. Nhờ vậy mỡ sẽ tập trung nhiều tại các khu vực như mặt, nửa thân.
- Chuyển hoá Protid: Corticoid có khả năng làm ức chế tổng quá trình tổng hợp protid. Đồng thời Corticoid còn thúc đẩy quá trình dị hóa protid, từ đó có thể chuyển acid amin từ cơ, xương vào gan nhằm mục đích tân tạo glucose. Trong trường hợp sử dụng corticoid liều lượng quá mức hoặc lâu ngày có thể gây ra hậu quả teo cơ, xốp xương,…
- Chuyển hoá Glucid: Corticoid tham gia vào quá trình làm tăng đường huyết và làm tăng tổng hợp glucagon. Khi dùng corticoid trong thời gian dài có thể gây hậu quả đái tháo đường.
- Chuyển hóa muối nước: Corticoid sử dụng liều lượng quá mức có thể gây ra tình trạng tăng thải Kali qua nước tiểu gây ra hậu quả suy giảm K+ trong máu. Tình trạng này khiến giảm tái hấp thu calci ở ruột và gây giảm lượng Ca++ trong máu.
Tác dụng trên các cơ quan
- Ở hệ tiêu hoá: Corticoid giúp tăng cường sản sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nhưng nó cũng tăng cường quá trình tiết dịch vị dễ gây ra hiện tượng loét dạ dày.
- Trên thần kinh trung ương: Corticoid có khả năng gây kích thích hệ thần kinh trung ương từ đó giảm cảm giác bồn chồn, lo âu, mất ngủ hay các rối loạn về tâm thần khác.
- Ức chế miễn dịch: Corticoid có khả năng làm teo các cơ quan lympho từ đó dẫn tới làm giảm số lượng các tế bào lympho. Bên cạnh đó, Corticoid gây ức chế chức năng thực bào, làm ảnh hưởng tới sự dịch chuyển của bạch cầu.
Các tác dụng được dùng trong điều trị
Corticoid có 3 công dụng chính gồm: Chống viêm, chống dị ứng, ức chế hệ miễn dịch trong cơ thể. Tuy nhiên Corticoid chỉ phát huy tác dụng tốt khi sử dụng với nồng độ thích hợp tức nồng độ cortisol trong máu cao hơn nồng độ sinh lý.
- Tác dụng chống viêm: Corticoid có tác dụng chống viêm trong nhiều giai đoạn của quá trình viêm trong cơ thể. Corticoid giúp ức chế sự di chuyển bạch cầu về ổ viêm bằng việc kìm hãm phospholipase A2, giảm quá trình tổng hợp và giải phóng các leucotrien, prostaglandin, ức chế hoạt động giải phóng các men tiêu thể, giảm hoạt động thực bào và các bạch cầu đa nhân,…
- Tác dụng chống dị ứng: Corticoid giúp ức chế phospholipase C và phong tỏa hoạt động giải phóng trung gian các hóa học tham gia vào phản ứng dị ứng như IgE, histamin, serotonin…
- Tác dụng ức chế miễn dịch: Corticoid giúp ức chế hoạt động miễn dịch tế bào, ức chế quá trình tăng sinh và hoạt tính gây độc của các lympho T. Đồn thời kìm hãm sản xuất TNF và làm suy giảm các hoạt tính diệt khuẩn.
Nguyên tắc sử dụng Corticoid
Corticoid có nhiều công dụng trong điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên sử dụng liều lượng quá mức có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe. Do vậy khi dùng Corticoid cần tuân thủ một số nguyên tắc như:
- Dùng Corticoid ở liều thấp nhất có hiệu quả, tránh dùng thuốc Corticoid liều cao và kéo dài trong nhiều ngày
- Chọn glucocorticosteroid có t½ ngắn hoặc mức vừa tương đương như prednisolone
- Để tránh glucocorticosteroid làm tăng nguy cơ suy thượng thận cấp, tuyệt đối không ngưng sử dụng glucocorticosteroid đột ngột sau 1 đợt điều trị dài ngày (thời gian > 2 tuần), kể cả khi người bệnh dùng ở liều rất thấp nhất.
- Chế độ ăn khi điều trị bằng glucocorticosteroid cần tăng cường nhiều protein, thực phẩm giàu calci và kali. Đồng thời, người bệnh hạn chế muối, sản phẩm chứa nhiều đường và lipid và nên bổ sung thêm vitamin D.
- Tuyệt đối vô khuẩn khi tiêm glucocorticosteroid vào ổ khớp để điều trị bệnh.
Hướng dẫn sử dụng corticoid đúng cách từ Bộ y tế
Liều dùng thuốc corticoid ở mối đối tượng bệnh sẽ sẽ khác nhau để nhằm giúp phát huy công dụng tối đa nhất. Đặc biệt corticoid được bào chế ở nhiều loại như betamethasone, budesonit, cortisone, dexamethasone, hydrocortisone, methylprednisolone,….
Trong đó:
Corticoid dạng uống (viên, siro…)
Thường quá trình điều trị sẽ kéo dài nhiều ngày trong vài tuần để cơ thể có đủ thời gian đáp ứng với thuốc và phục hồi khả năng sản sinh hormone tự nhiên. Trong quá trình sử dụng corticoid dạng uống, người bệnh cần chú yes kết hợp với thức ăn để giảm kích ứng dạ dày, không tự ý ngưng thuốc đột ngột,…
Liều lượng cụ thể của một số dạng thuốc corticoid đối với người trưởng thành như như:
- Betamethasone: Liều lượng thông thường 0,25 đến 7,2 mg/ngày, liều dài ngày khoảng 1,2 đến 12 mg/ngày.
- Budesonit: Liều dùng 9 mg mỗi ngày trong thời gian 8 tuần đầu, sau đó giảm liều xuống còn 6 mg mỗi ngày.
- Cortisone: Liều uống khoảng 25-300 miligam mỗi ngày.
- Dexamethasone: Khoảng 0,5-10 mg/ngày.
- Hydrocortisone: Khoảng 20-800mg/ngày.
- Methylprednisolone: Khoảng 4 đến 160 mg/ 1 hoặc 2 ngày.
Corticoid dạng tiêm trực tiếp vào cơ thể
- Betamethasone: Liều tiêm khoảng 2-6 mg/ ngày.
- Cortisone: Liều tiêm khoảng 20-300 mg/ ngày.
- Dexamethasone: Liều tiêm khoảng từ 20,2 đến 40 mg.
- Hydrocortisone: Liều tiêm khoảng 5 đến 500 mg.
- Methylprednisolone: Liều tiêm 4-160 mg mỗi ngày.
- Prednisolone: Liều tiêm 2-100 mg mỗi ngày.
- Prednisone: Liều tiêm 5 đến 200 miligam (mg) mỗi một hoặc hai ngày
- Triamcinolone: Liều tiêm 0,5 đến 100 mg/ngày
Corticoid dạng kem bôi hoặc mỡ dùng ngoài da
Corticoid dạng kem bôi thường dùng để thoa lên da với một lượng nhỏ và mỏng lên bề mặt da. Corticoid bôi có khả năng điều trị dự phòng lượng quá nhiều thuốc hấp thu khiến cơ thể gây ra các tác dụng phụ. Sử dụng Corticoid bôi cần tránh vùng da bị trầy xước, gần mắt.
Bộ y tế khuyến cáo, người bệnh khi sử dụng các nhóm thuốc corticoid nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần báo ngay với bác sĩ điều trị. Người bệnh chỉ được sử dụng thuốc corticoid khi được bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không sử dụng thuốc liều lượng nhiều hoặc ít hơn nếu không được sự cho phép của bác sĩ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!