Xóa vết bớt trên mặt và những thông tin cần biết
Vết chàm/bớt bẩm sinh thường vô hại với hầu hết mọi người nhưng lại khiến người bệnh dễ bị mất tự tin, đặc biệt là khi vết bớt đó lại nằm ở các vị trí trên gương mặt. Với sự phát triển của công nghệ thẩm mỹ và y học hiện đại, việc loại bỏ bớt chàm đã trở nên đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để tránh gặp phải những điều không mong muốn xảy đến, trước khi quyết định xóa vết bớt trên mặt bạn nên tìm hiểu kỹ những thông tin qua bài viết này.
Vết bớt/chàm trên mặt là gì?
Vết bớt/chàm là những tổn thương làm thay đổi màu sắc của một vùng da cụ thể trên bất kỳ vị trí nào của cơ thể. Có hai dạng bớt chính là các vết bớt hình thành từ mạch máu và các vết bớt hình thành do tăng sắc tố da hay được còn gọi là bớt sắc tố.
Hầu hết các vết bớt/chàm xuất hiện bẩm sinh và có diện tích chàm trên khoảng một nửa mặt. Song cũng có những trường hợp đến giai đoạn dậy thì vết bớt mới xuất hiện hoặc lúc này mới phát triển lan rộng và sậm màu hơn. Đến hết tuổi dậy thì, các vết bớt sẽ ngừng hoặc phát triển chậm lại. Một số ít trường hợp khác vùng chàm lan rộng cả hai bên mặt, quanh vùng mắt hoặc xuất hiện ở những vị trí khác trên cơ thể như các vùng vai, lưng, ngực, mông,… Nhìn chung, mỗi người đều khác nhau về mức độ của vết chàm, tính chất, màu sắc cũng như diện tích vùng da bị chàm.
Thông thường, các vết bớt đều vô hại, song cũng có một số ít trường hợp là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe. Do đó, trước khi quyết định xóa vết bớt trên mặt, bạn không chỉ cần quan tâm về vấn đề thẩm mỹ mà còn cả sức khỏe bên trong của bản thân.
Nguyên nhân nào gây ra các vết bớt?
Đối với các vết chàm được tạo thành từ mạch máu (u máu phẳng) thường có màu đỏ tươi hoặc hồng nhạt. Nguyên nhân do các động mạch nhỏ dưới da bị giãn nở thường xuyên và quá mức, dẫn tới việc đọng máu ở một vùng da cụ thể, dần hình thành nên các vết chàm. Khi ta miết nhẹ lên vùng da bị chàm đó, chúng sẽ chuyển sang màu hồng hoặc đỏ nhạt hơn nhưng khi ngưng miết, vùng da đó lại trở về màu sắc đỏ hồng như cũ.
Còn đối với bớt sắc tố bẩm sinh được hình thành do sự biến đổi, rối loạn của các sắc tố da, sự tăng sinh các tế bào sắc tố một cách quá mức, dẫn đến xâm lấn sâu xuống vùng trung bì. Điều đó khiến cho vùng da bị tăng sắc tố này có màu sắc cũng như các tính chất khác thường so với các vùng khác còn lại trên cơ thể. Chẳng hạn như vết bớt sẽ mọc lông tốt hơn vùng da bình thường, sậm màu, có thể mang màu đen, nâu đen, xanh đen, màu cà phê sữa, màu đỏ rượu vang,…
Nhìn chung, các vết bớt sắc tố hay u máu phẳng đều lành tính, không phải là dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng gì của sức khỏe. Tuy nhiên, chúng lại khiến cho người bệnh mất tự tin, ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý trong công việc và các hoạt động xã hội. Do vậy, hầu hết những ai có vết chàm trên các vị trí lỗ liễu của cơ thể, đặc biệt là trên khuôn mặt đều có nhu cầu xóa vết chàm nhanh chóng.
Các loại bớt thường gặp
Dựa theo nguyên nhân sinh ra vết chàm, có hai loại chính là bớt sắc tố và bớt mạch máu. Sự khác nhau cơ bản của hai loại này là màu sắc của vết chàm do mạch máu thì thường có màu đỏ (nên còn được gọi là bớt rượu vang), còn vết bớt sắc tố thường có màu đen, xanh đen, nâu,…
Đối với bớt sắc tố có khá nhiều dạng nên tùy thuộc vào các đặc điểm nhận dạng vết bớt như màu sắc, vị trí xuất hiện,… mà người ta sẽ phân chia chúng thành các loại khác nhau. Tương ứng với đó, mỗi loại bớt sẽ được áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Chẳng hạn như việc xóa vết chàm xanh cần phải áp dụng phương pháp khác với xóa bớt cà phê sữa hay xóa vết bớt đỏ trên mặt.
Dưới đây là một số loại bớt sắc tố thường gặp:
- Bớt Ota: Thường có màu xanh, xanh nâu, xuất hiện ở vùng da mặt theo nhánh dây thần kinh số 3 ở nữ giới.
- Bớt Ito: Màu sắc tương tự bớt Ota nhưng gây tổn thương theo dây thần kinh số 5 nên thường xuất hiện trên cơ thể nhiều hơn vùng mặt, cụ thể là vùng bả vai hai bên, vùng lưng và thân người.
- Bớt Hori: Còn gọi là nám chân đinh, thường gặp ở nữ giới sau sinh nhiều hơn lứa tuổi dậy thì. Các chấm nâu nhỏ, đậm màu, mọc thành từng cụm ở vùng gò má, mũi và vùng thái dương.
- Bớt Becker: Có màu nâu sẫm, thường bị tăng sinh lông và hay gặp ở nam giới nhiều hơn. Loại bớt này thường xuất hiện ở thân người hơn vùng mặt và thường gặp ở lứa tuổi 20-30.
- Bớt Spilus: Có màu xanh đen, nâu đen hình thành trên khu vực da bị lắng đọng sắc tố melanin vùng thượng bì. Chúng cũng chỉ thường mọc ở thân người hoặc ở tay chân nên cũng không khiến bệnh nhân gặp phải quá nhiều vấn đề về tâm lý. Do vậy các cách xóa vết bớt đen cũng thường không quá phức tạp.
- Bớt xanh mông cổ: Có màu xanh đen, thường xuất hiện ở các vùng mông, lưng, đùi hoặc thân người của trẻ sơ sinh, hầu như không có ở vùng mặt. Trong quá trình phát triển của trẻ, vết bớt này sẽ tự mờ dần và biến mất.
- Bớt cà phê sữa: Màu nâu nhạt tương tự màu cà phê sữa, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, kể cả vùng mặt. Tuy nhiên, loại bớt này đáp ứng điều trị laser khá tốt nên hiệu quả chữa trị cao mặc dù chúng có thể bị tái phát theo thời gian.
Xóa vết bớt trên mặt có nguy hiểm không?
Các vết bớt có diện tích nhỏ, màu nhạt hoặc xuất hiện ở những vùng da kín như trên thân mình thường ít cần can thiệp trị liệu. Nhưng với các vết chàm lan rộng ở vùng da mặt hoặc có màu sắc đậm, nổi bật trên khuôn mặt sẽ khiến cho bệnh nhiên rất tự ti, gặp nhiều trở ngại trong công việc cũng như cuộc sống hằng ngày. Do vậy hầu hết những người có bớt trên mặt thường có nhu cầu xóa bỏ nó càng sớm càng tốt. Vậy xóa bớt trên mặt có nguy hiểm không? Hay chúng có khả năng bị tái phát sau điều trị không?
Ngày nay, với công nghệ thẩm mỹ hiện đại cùng sự tiến bộ của y khoa, việc can thiệp trị liệu để xóa bỏ các vết chàm đã không còn là vấn đề khó khăn. Với các loại bớt sắc tố lành tính, khi điều trị hầu như không gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Ngoại trừ trường hợp kỹ thuật thực hiện của bác sĩ chuyên môn không đạt tiêu chuẩn, dụng cụ tiến hành trị liệu không đảm bảo vệ sinh. Điều đó khiến bệnh nhân dễ gặp phải nguy cơ nhiễm trùng hoặc hiệu quả điều trị không cao, nhanh bị tái lại vết chàm trên da. Do đó, việc lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện trị liệu là rất quan trọng.
Ngoài ra, với một số ít loại bớt báo hiệu các vấn đề về sức khỏe như bớt rượu vang ở trẻ sơ sinh có thể cảnh báo việc rò rỉ mạch máu, vết bớt màu cà phê sữa có thể là dấu hiệu của u xơ thần kinh. Với những trường hợp này, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn nhằm tránh gặp phải các vấn đề về da liễu sau khi trị liệu.
Phương pháp xóa vết bớt trên mặt
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp để xóa vết chàm bớt hiệu quả. Việc lựa chọn cách xóa chàm nào phụ thuộc vào từng thể bớt khác nhau, mức độ nghiêm trọng của vùng chàm bớt, chi phí điều trị,… Dưới đây là một số cách điều trị thông dụng mà bạn đọc có thể tham khảo.
Làm mờ vết bớt bằng nguyên liệu tự nhiên
Có thể nói đây là phương pháp làm mờ vết chàm bớt đơn giản và tiết kiệm nhất với nguyên liệu hoàn toàn lấy từ thực phẩm sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên, cách này đem lại hiệu quả khá chậm và hầu như chỉ có tác dụng đối với các trường hợp nhẹ. Nó cũng đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện lâu dài để đạt được hiệu quả. Đồng thời các mẹo chữa chỉ làm mờ bớt hoặc thu nhỏ vùng da bị chàm lại, không thể làm cho da đạt được hiệu quả trắng sáng như các vùng da bình thường.
- Cách 1: Chanh và Cà chua
Chanh được biết đến là hai loại quả có tính axit rất cao, có khả năng loại bỏ các hắc tố melanin hiệu quả. Từ đó nó giúp làm mờ dần các đốm nâu, các vết thâm nám, làm giảm màu của vết chàm bớt.
Cà chua có tác dụng làm mềm mịn, dưỡng ẩm và dưỡng sáng da. Ở các vết chàm bớt da thường bị khô và sần sùi hơn vùng da bình thường nên dùng cà chua sẽ rất hiệu quả trong việc làm giảm tình trạng thô sần của vùng chàm.
Cách thực hiện:
- Thoa trực tiếp nước cốt chanh lên vùng chàm bớt.
- Chờ khoảng 15-20 phút cho da khô và thẩm thấu dưỡng chất.
- Rửa sạch da với nước ấm.
- Cà chua cũng thực hiện tương tự chanh giúp vùng da chàm bớt được cấp ẩm, mịn hơn và sáng màu dần.
Vì chanh có tính axit khá cao, do vậy bạn không nên sử dụng nó hằng ngày để tránh gây kích ứng hoặc khô da. Thay vào đó hãy kết hợp chanh và cà chua đan xen các ngày với nhau để da vừa được làm mờ màu bớt vừa được dưỡng mềm mịn. Với cách làm này bạn cần kiên trì thực hiện tối thiểu 3-4 tuần để thấy được hiệu quả.
- Cách 2: Khoai tây + Tinh dầu trà xanh
Khoai tây và trà xanh là hai nguyên liệu tự nhiên có mặt trong bảng thành phần của khá nhiều loại mỹ phẩm dưỡng da hiện nay. Nhờ vào công dụng dưỡng trắng, kháng khuẩn, chống oxy hóa hiệu quả mà nó có thể được áp dụng để làm mờ vết chàm bớt sau một thời gian sử dụng.
Cách thực hiện:
- Bạn hãy cắt khoai tây sống thành các lát mỏng để đắp lên vùng chàm trong 15-20 phút để da được làm mờ vết chàm.
- Sau đó rửa sạch vùng da bị chàm với nước ấm.
- Buổi tối trước khi đi ngủ, bạn có thể dùng tinh dầu trà thoa lên vùng chàm đó để da nhanh mờ thâm hơn, mềm mịn và kháng khuẩn tốt cho da.
Đây là cách xóa chàm thường được mọi người áp dụng và đã đạt hiệu quả khá tốt.
- Cách 3: Vitamin E
Vitamin E được biết đến là loại “thần dược” cho sắc đẹp của phái nữ. Đối với các vết chàm, vitamin E giúp vùng da đó khỏe hơn, giảm thô sần, sáng màu dần lên sau một thời gian kiên trì sử dụng. Vitamin E hiện nay thường được bào chế dưới dạng viên nang thuận tiện cho cả việc uống hay bôi.
Cách thực hiện: Cắt nhỏ phần đầu viên nang để lấy lượng tinh chất bên trong mỗi viên thoa lên vùng da bị chàm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể uống vitamin E để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp nói chung, hỗ trợ làm mờ vết bớt nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có đang dùng thuốc điều trị bất cứ loại bệnh nào khác thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng viên uống vitamin E.
Phương pháp ghép da xóa vết bớt trên mặt
Nếu việc sử dụng nguyên liệu tự nhiên không hiệu quả hoặc đem lại kết quả quá chậm, bạn hãy cân nhắc đến việc điều trị xâm lấn là phương pháp ghép da.
Phẫu thuật ghép da đã được ứng dụng thành công cho khá nhiều người bệnh trước đây. Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng một vùng da kín trên cơ thể thay thế vào vùng da bị chàm bớt. Mặc dù đã có không ít trường hợp điều trị khỏi nhờ cách điều trị này, song đây là giải pháp có kỹ thuật rất phức tạp, nếu người thực hiện không đủ khéo léo sẽ khiến các vùng da này để lại sẹo.
Laser xóa chàm bớt hiệu quả
Nhờ công nghệ thẩm mỹ phát triển hiện đại, ngày nay, người ta thường dùng laser để xóa vết chàm trên mặt đem lại hiệu quả cao, hạn chế trường hợp bị tái phát. Hơn thế, đây còn là giải pháp tiến bộ hơn trong ngành làm đẹp nhờ đặc tính hạn chế xâm lấn, tăng hiệu quả thẩm mỹ tối đa sau khi điều trị.
Các tia laser này sẽ tác động vào sắc tố có màu sậm khiến chúng bị phân hủy, dần dần bị đào thải ra bên ngoài theo hệ thống lọc tự nhiên của cơ thể. Khi được chiếu xuống da, tia laser có tác dụng triệt tiêu tận gốc các hắc tố melanin ở vùng chàm bớt, đồng thời không hề gây tổn thương cho lớp biểu bì da, ngăn chặn triệt để nguy cơ tái phát bệnh.
Hiện nay, các cơ sở làm đẹp, từ bệnh viện, phòng khám đến các thẩm mỹ viện hầu như đều áp dụng phương pháp này để xóa vết bớt trên mặt hiệu quả. Tùy thuộc vào thể bớt, mức độ, diện tích của vết chàm bớt mà bác sĩ chuyên môn và kỹ thuật viên sẽ tư vấn, thăm khám và lựa chọn bước sóng phù hợp để chiếu lên vị trí vết bớt của bạn. Mặc dù mỗi nơi lựa chọn sử dụng công nghệ tia laser khác nhau nhưng nhìn chung hầu như đều đem lại hiệu quả cao cho người bệnh.
Chế độ chăm sóc da sau trị liệu
Chăm sóc da sau khi trị liệu xóa vết chàm trên mặt thực sự rất quan trọng. 70% hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cách bạn tự dưỡng da ở nhà sau mỗi buổi trị liệu xóa chàm bớt. Sau khi thực hiện laser hoặc các phẫu thuật xâm lấn như ghép da, làn da của bạn sẽ trở nên yếu và nhạy cảm hơn rất nhiều. Chính vì vậy, việc chăm sóc da cẩn thận là điều vô cùng cần thiết và quan trọng mà bạn nên chú ý.
- Chế độ chăm sóc da tại nhà sau trị liệu quyết định phần lớn hiệu quả điều trị
Dưới đây là những điều bạn cần chú ý khi chăm sóc da sau khi trị liệu xóa vết bớt trên mặt:
- Làm sạch da: Đây là bước cơ bản nhưng rất cần thiết trong chu trình chăm sóc da. Khi da mới điều trị còn yếu, bạn chỉ nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh da trong ngày đầu tiên sau trị liệu. Các ngày tiếp theo, bạn có thể dùng sữa rửa mặt để loại bỏ lớp dầu thừa và bụi bẩn trên da, nhưng hãy chú ý chọn loại sản phẩm dịu nhẹ, phù hợp với làn da của bạn.
- Dưỡng ẩm da: Là bước cần thiết cho quá trình tái tạo tế bào mới ở vùng chàm sau điều trị. Ngay sau khi thực hiện trị liệu, vùng da bị chàm có thể bị mất nước do hàng rào bảo vệ da bị ảnh hưởng. Do đó, lựa chọn loại kem dưỡng lành tính có chức năng phục hồi da sẽ là giải pháp hữu hiệu cho bạn lúc này. Có thể chọn kem dưỡng có kết cấu mỏng nhẹ, dễ thẩm thấu, chứa các thành phần phục hồi da như vitamin B5, Ceramide,… Chúng sẽ giúp làn da dễ hấp thụ và phục hồi nhanh hơn.
- Bảo vệ da: Ngoài việc làm sạch và dưỡng da, việc bảo vệ da cũng không thể thiếu. Hãy bảo vệ da sau bằng cách sử dụng kem chống nắng và che chắn cẩn thận trước khi ra ngoài. Cách này nhằm tránh để vùng da mới điều trị tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, gây nên tình trạng sạm da, thâm nám, làm giảm hiệu quả điều trị.
Địa chỉ xóa vết bớt trên mặt uy tín
Hiện nay, các dịch vụ tẩy vết chàm trên mặt đã trở nên rất phổ biến và đơn giản nhờ sự phát triển của công nghệ thẩm mỹ hiện đại. Tuy nhiên, để làn da của bạn tránh gặp phải những tổn thương không mong muốn, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn những cơ sở thẩm mỹ uy tín. Dưới đây là một số địa chỉ có dịch vụ xóa vết chàm hiệu quả:
Bệnh viện Da liễu Trung ương
Bệnh viện Da liễu Trung ương là đơn vị công lập chuyên khoa hàng đầu về da liễu tại Việt Nam. Đây cũng là địa chỉ uy tín được hàng ngàn bệnh nhân tin tưởng điều trị các bệnh về da liễu. Hiện nay, bệnh viện Da liễu Trung ương có các dịch vụ phẫu thuật, laser điều trị chàm bớt, nám, tàn nhang,… với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao và kỹ thuật, máy móc hiện đại. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn nơi này để thực hiện trị liệu xóa vết chàm trên mặt.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 1900 6951
Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc
Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc là một trong những cơ sở thẩm mỹ tư nhân nổi tiếng và uy tín với hệ thống gồm hàng chục cơ sở làm đẹp trên cả nước. Với chất lượng dịch vụ cao cấp và sự chăm sóc chu đáo, bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc nhận được rất nhiều sự tin yêu của khách hàng.
Đối với việc xóa bớt trên mặt, bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc đang áp dụng hai phương pháp hiện đại nhất là công nghệ Laser YAG và công nghệ IPL. Nhờ khả năng điều chỉnh bước sóng và cường độ phù hợp với tình trạng bệnh, hai phương pháp này có khả năng loại bỏ sự tích tụ của sắc tố melanin và các mạch máu mà không hề gây xâm nhập gây tổn thương cho da.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 1B Yết Kiêu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Hotline: 096 408 09 99
Viện Da liễu Hà Nội – Sài Gòn
Viện Da liễu Hà Nội – Sài Gòn là đơn vị số 1 trong chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp kết hợp giữa Y học cổ truyền và công nghệ hiện đại. Đồng thời đây cũng là đơn vị uy tín đã đạt nhiều giải thưởng y học cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp làm hài lòng mọi người bệnh.
Với các bệnh da liễu như xóa chàm bớt, điều trị mụn nhọt, viêm da cơ địa,…Viện Da liễu Hà Nội – Sài Gòn đều có phương pháp điều trị riêng biệt. Không chỉ trị liệu bằng công nghệ hiện đại mà các bác sĩ còn kê đơn thuốc gồm các thảo dược lành tính cho bệnh nhân sử dụng trong suốt quá trình điều trị. Phương pháp này giúp vùng da được điều trị của bệnh nhanh chóng hồi phục hơn.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Số 123, Hoàng Ngân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline: 098 305 89 39
Một số lưu ý trong quá trình điều trị xóa vết bớt trên mặt
Việc điều trị xóa vết chàm trên mặt đạt hiệu quả ở mức độ nào phụ thuộc rất lớn vào việc chăm sóc, gìn giữ làn da. Để có hiệu quả rõ ràng, người bệnh cần chú ý:
- Kiên trì tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị. Vì đối với các vết chàm lớn, diện tích rộng, có thể phải thực hiện vài liệu trình mới đạt kết quả mong muốn.
- Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… trong suốt quá trình điều trị để tránh bị tăng sắc tố melanin làm giảm hiệu quả trị liệu.
- Tuyệt đối không tẩy tế bào chết, chà xát hay cào xước vùng da mới điều trị nhằm tránh gây tổn thương cho da.
- Sau khoảng 2-3 ngày đầu điều trị, không nên luyện tập thể dục hoặc chơi các môn thể thao gây đổ nhiều mồ hôi khi vùng da chưa được phục hồi.
- Để đẩy nhanh hiệu quả khi điều trị chàm bớt, bạn có thể kết hợp thoa kem điều trị da và vitamin C chỉ dẫn của bác sĩ.
- Trong quá trình trị liệu xóa chàm bớt, tuyệt đối không tự ý kết hợp bôi thêm thuốc xóa vết bớt khi chưa được bác sĩ chỉ định.
Như vậy, bài viết này đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin cần thiết về việc xóa vết bớt trên mặt. Trước khi quyết định trị liệu, bạn thực sự không nên bỏ qua việc tìm hiểu kỹ về phương pháp điều trị tại mỗi cơ sở. Hãy chú ý lựa chọn nơi uy tín, tuân thủ theo đúng quy trình để đạt được kết quả tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!