Vảy Nến: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả Nhất
Bệnh vảy nến là tình trạng da bị tổn thương với nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh sẽ được đẩy lùi nhanh chóng, hạn chế những rủi ro không đáng có. Cùng tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này qua biết sau đây.
Vảy nến là bệnh gì?
Bệnh vảy nến tiếng anh có tên là Psoriasis xảy ra do hệ miễn dịch cơ thể suy yếu, tế bào miễn dịch có sự nhầm lẫn và tấn công các cơ quan bên trong cơ thể. Quá trình này gây tăng sinh quá mức ở tế bào da và tích tụ, hình thành vảy trên da, gọi chung là vảy nến. Đây là bệnh lý khá phổ biến và tiến triển theo từng đợt khác nhau.
Theo thống kê của viện Da liễu Hoa Kỳ, người bị vảy nến thể mảng chiếm đến 80% với những mảng đỏ, viêm bao phủ bề mặt da. Phần trên của mảng thường là lớp vảy màu trắng bạc, gặp nhiều nhất ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh vảy nến chiếm 2,2% trong số những người mắc bệnh về da liễu.
Bệnh vảy nến thường xuất hiện ở đâu nhiều nhất?
Các vị trí xuất hiện vảy nến nhiều nhất có thể kể đến như:
- Khuỷu tay, đầu gối: Đây là 2 vị trí dễ mắc bệnh do sự vận động và cọ xát liên tục. Bị vảy nến ở vị trí này khiến da sần, nổi mảng như được bao phủ bởi lớp da trắng đục bên trên. Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa rát, gãi liên tục, gây đau rát và chảy máu.
- Da đầu: Các triệu chứng lở loét, viêm nhiễm bao phủ toàn da đầu khiến người bệnh khó chịu và một vài trường hợp phải cắt tóc ngắn.
- Khuôn mặt: Những bộ phận trên mặt như lông mày, mũi, má, môi,… rất dễ mắc bệnh vì đây là những vùng da nhạy cảm.
- Bàn tay: Gồm mu bàn tay, lòng bàn tay, thậm chí móng tay cũng có thể bị mắc bệnh.
- Mông và nách: Mông và nách rất hay cọ xát, tiếp xúc với vật thể xung quanh nên dễ mắc bệnh vảy nến.
- Phần dưới vú: Dưới vú thường xảy ra tình trạng cọ xát giữa mồ hôi và da nên dễ bị vảy nến, đặc biệt là ở nữ giới.
Phân loại bệnh
Bệnh có khá nhiều loại khác nhau, trong đó phổ biến nhất là:
- Vẩy nến thể mủ: Bệnh thường xuất hiện ở lưng, đầu gối, da đầu, bàn tay, khuỷu tay. Biểu hiện của dạng này là các nốt sần, các mảng ban đỏ có vảy lan rộng.
- Vảy nến thể giọt: Bệnh xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ với những tổn thương dạng giọt ở toàn bộ cơ thể. Bệnh thường xảy ra do viêm họng hoặc nhiễm khuẩn Streptococcus.
- Vảy nến ở móng: Bệnh nhân bị vảy nến lâu ngày, phần móng sẽ có nhiều vết lõm và thay đổi về màu sắc.
- Vảy nến ở nếp gấp: Bệnh xuất hiện nhiều ở người béo phì, thừa cân, đặc biệt là trẻ em. Bệnh gây tổn thương vùng háng, mông hoặc nách,…
- Bệnh khớp vẩy nến: Người bệnh bị đau khớp, phổ biến nhất là khớp gian đốt bàn tay và khớp cùng chậu.
Nguyên nhân bệnh vảy nến
Nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến hiện nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng có 2 yếu tố chính gây ra tình trạng này đó là yếu tố di truyền và hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Yếu tố di truyền
⅓ các trường hợp bị vảy nến được cho là có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người từng mắc bệnh thì bạn sẽ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên bệnh thường có xu hướng bỏ quan 1 thế hệ. Ví dụ nếu ông nội bị bệnh thì cháu sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn, nhưng có thể bố sẽ không bị bệnh.
Hệ thống miễn dịch suy yếu
Vảy nến được đánh giá là bệnh tự miễn dịch. Trong cơ thể con người, tế bào bạch cầu được triển khai nhằm tấn công và tiêu diệt những vi khuẩn xâm nhập cũng như chống lại nhiễm trùng.
Ở bệnh vảy nến nhũng tế bào bạch cầu lympho T tấn công nhầm vào các tế bào da và làm kích hoạt tế bào da mới hình thành nhanh chóng. Các tế bào da thông thường được thay sau 10 – 30 ngày, nhưng ở bệnh vảy nến, tế bào mới phát triển sau 3 – 4 ngày. Sự tích tụ của tế bào cũ được thay thế bởi tế bào mới sẽ tạo ra những vảy bạc. Và việc tế bào lympho T tấn công vào tế bào da sẽ gây viêm đỏ và ngứa da.
Các yếu tố khác tăng nguy cơ mắc bệnh
Ngoài 2 nguyên nhân chính trên, bệnh vảy nến còn xảy ra bởi những nguyên nhân sau đây:
- Nội tiết tố thay đổi: Bệnh sẽ bùng phát ở tuổi dậy thì hoặc thời kỳ mãn kinh. Đến khi mang thai bệnh có thể giảm dần nhưng sau sinh, bệnh có thể tái phát.
- Uống rượu: Thống kê cho thấy những người nghiện rượu sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao, đặc biệt là người trẻ.
- Hút thuốc: Người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi, khiến bệnh khó chữa và trở nên nặng hơn với vảy nến thể mủ.
- Căng thẳng kéo dài: Các nhà khoa học cho biết hệ thống miễn dịch có thể bị rối loạn bởi áp lực tinh thần, cảm xúc.
- Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Một số trường hợp ánh sáng mặt trời có thể khiến bệnh nặng hơn nên hãy bảo vệ da khi đi ra ngoài.
- Thời tiết: Mùa đông là thời điểm bệnh bùng phát mạnh nhất do không khí khô hanh, nhiệt độ lạnh khiến triệu chứng nặng hơn.
Triệu chứng bệnh vảy nến
Với mỗi thể bệnh, triệu chứng vảy nến da sẽ không giống nhau. Cụ thể:
- Vẩy nến ở da: Biểu hiện ban đầu là da bị đỏ, có vảy trắng. Kích thước vùng da bị tổn thương có thể thay đổi, nhiều hình dạng, từ hình tròn, hình vòng cung, hình bầu dục. Tình trạng da khô ráp và bong khỏi bề mặt nhiều lớp chồng lên. Vị trí bị tổn thương đau rát, chảy máu nếu gãi nhiều, cọ sát với ngoại vật.
- Vảy nến ở móng: Lớp sừng dày ở bề mặt móng chân, móng tay. Móng thường có chấm lõm ở mặt móng, màu trắng đục như xà cừ và trên móng có đốm trắng.
- Vảy nến ở khớp: Xảy ra nhiều nhất ở khuỷu tay, đầu gối, mắt cá,… với triệu chứng điển hình là đau khớp, viêm đa khớp đỏ hoặc hồng. Ngoài ra, một số triệu chứng có thể nhận thấy dễ dàng khác như vùng đầu khớp bị mất vôi, sụn tổn thương, dính khớp,…
- Vảy nến niêm mạc: Vùng da thường có màu hồng, không thâm nhiễm. Bệnh thường không có vảy và sẽ tiến triển thành vảy nến mãn tính. Nếu bệnh xảy ra mắt và lưỡi người bệnh có thể bị viêm lưỡi, viêm kết mạc hoặc viêm mí mắt, viêm giác mạc.
Bệnh có lây không và có nguy hiểm không?
Bệnh vảy nến không phải bệnh truyền nhiễm nên hoàn toàn không gây lây lan qua tiếp xúc thông thường. Người bình thường có thể sinh hoạt chung với người bệnh và không cần quá lo lắng về vấn đề lây nhiễm.
Tuy nhiên tình trạng vảy nến có thể lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể do hệ miễn dịch của da yếu và từ đó hình thành những tổn thương trên da. Mức độ lan của bệnh còn phụ thuộc vào thể bệnh cũng như cơ địa của người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời bệnh gây ra những ban đỏ lan rộng khắp cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đe dọa đến thẩm mỹ của người bệnh.
Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh, bạn cần đến những địa chỉ uy tín để khám chữa kịp thời. Đây là bệnh không ổn định nên nếu không xử lý đúng cách, bệnh nhân sẽ gặp phải một số biến chứng như:
Suy giảm chức năng thận: Vảy nến quá nặng sẽ dẫn đến những bệnh về thận như thận hư, suy thận.
- Ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch: Bệnh có thể tác động đến hệ tim mạch, tăng nguy cơ huyết áp cao. Bên cạnh đó bệnh còn kích thích sản xuất nồng độ cholesterol, tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch hoặc đột quỵ,…
- Biến chứng ở nữ giới: Phụ nữ bị vảy nến nặng có thể gây tổn thương ở buồng trứng và một số biến chứng khi mang thai như sinh non, đa nang buồng trứng,…
- Béo phì, tiểu đường: Vảy nến khiến khả năng chuyển hóa lipid trong cơ thể bị rối loạn và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì.
- Ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ: Bệnh rất khó để chữa khỏi dứt điểm nên sẽ gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Mặt khác, tình trạng da xấu xí, sần sùi gây tự ti trong giao tiếp và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
- Gây bệnh về mắt: Vảy nến ở vùng da đầu, mặt, tai có thể gây ra những biến chứng ở mắt như chuyển đồng tử, viêm màng bồ đào, viêm kết mạc, viêm bờ mi,…
- Ung thư da: Bệnh vảy nến cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da, ung thư hạch,…
Bệnh có chữa được không?
Ngoài những thắc mắc về tính nguy hiểm, lây lan của bệnh, nhiều người cũng lo lắng không biết vảy nến có thể chữa khỏi hay không.
Bệnh vảy nến được đánh giá là khó chữa vì là căn bệnh mãn tính. Các phương pháp chữa bệnh sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng, ngăn bệnh lan rộng và diễn biến phức tạp hơn. Nhưng với những trường hợp bệnh nhẹ như vảy nến thể giọi thì bệnh có thể tự khỏi. Còn phần lớn bệnh sẽ tiến triển thành mãn tính và việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Người bệnh nên đi khám chữa sớm ngay từ khi bệnh ở giai đoạn đầu để việc xử lý được dễ dàng hơn, ít gặp khó khăn.
Chẩn đoán bệnh
Khi đến những địa chỉ khám chữa bệnh vẩy nến, bác sĩ sẽ tiến hành trao đổi thông tin về tiền sử bệnh, những triệu chứng thường gặp, những người thân trong gia đình có bị bệnh không,… sau đó chỉ định người bệnh tiến hành các xét nghiệm như:
Soi da bên ngoài
Thông qua thiết bị y tế hiện đại, bác sĩ nhận biết được bệnh bằng những triệu chứng ngoài da như:
- Da khô, đỏ, kèm theo tình trạng bong tróc, lây lan.
- Đau, da ngứa rát.
- Có bọng nước chứa mủ trắng.
- Móng tay giòn, da xung quanh khô, tróc vảy,…
Sinh thiết da
Bác sĩ sẽ lấy mẫu da rồi kiểm tra dưới kính hiển vi. Sau khi quan sát thấy được sự phân hóa tế bào do bệnh vảy nến và những bệnh ngoài da khác.
Chụp X quang, xét nghiệm máu
Nếu nghi ngờ mắc bệnh viêm khớp vảy nến thì bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp X quang để đánh giá được những tổn thương ở sụn khớp. Ngoài ra cũng cần xét nghiệm máu để phân tích sự gia tăng của bạch cầu. Nếu bạch cầu trong máu tăng thì có thể đang bị viêm. Kết hợp cùng tổn thương ngoài da, hình X quang, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác bệnh và đưa ra hướng chữa trị phù hợp nhất.
Cách chữa vảy nến
Tùy vào tình trạng vảy nến nhẹ hay nặng mà người bệnh có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường vảy nến giai đoạn đầu có thể dùng mẹo đơn giản tại nhà. Nhưng nếu bệnh nặng hơn thì cần đến địa chỉ uy tín để khám lấy thuốc.
Điều trị bằng mẹo tại nhà
Một số trường hợp bị bệnh vảy nến giai đoạn đầu thường lựa chọn những mẹo đơn giản tại nhà để giảm đau ngứa, đẩy lùi triệu chứng bệnh. Cụ thể như sau:
- Dùng cây lược vàng: Chuẩn bị khoảng 5 – 6 lá lược vàng, rửa sạch. Cắt khúc lá đã chuẩn bị rồi giã nát. Lọc lấy nước cốt và chia đều thành 2 phần để uống trước bữa ăn mỗi ngày 2 lần. Kiên trì thực hiện trong 1 tuần người bệnh sẽ thấy hết đỏ da, ngứa da và da mềm hơn.
- Nghệ: Nghệ có thể chống viêm, kháng khuẩn và được dùng nhiều trong điều trị bệnh về da. Người bệnh nên dùng nghệ làm gia vị trong bữa ăn hàng ngày để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
- Bột yến mạch: Theo nhiều nghiên cứu, bột yến mạch giúp giảm những kích ứng khó chịu trên da. Để chữa vảy nến, bạn dùng bột này pha cùng nước tắm. Cách thực hiện khác là cho bột vào khăn mỏng rồi chà lên vùng da bị bệnh để làm dịu da, giảm sưng viêm.
- Dùng dầu oliu: Dầu oliu được sử dụng bằng cách bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Cách này sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh và cung cấp nhiều dưỡng chất cho da, giúp bệnh vảy nến được kiểm soát.
Dùng thuốc Tây chữa bệnh
Thuốc Tây y dùng chữa bệnh có nhiều loại và được nhiều người bệnh vì mang đến hiệu quả khá nhanh. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nếu dùng liên tục trong thời gian dài nên người bệnh cần cân nhắc thật kỹ.
- Thuốc bôi: Gồm thuốc mỡ, nhóm thuốc kem mỡ loại retinoid, thuốc calcipotriol, kem bôi dược liệu,… Đây là những thuốc giúp giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, khó chịu trên da, giúp kháng viêm, giảm đỏ da, tiêu diệt những vi khuẩn trên da. Từ đó ngăn bệnh lây lan và phát triển nặng hơn.
- Thuốc điều trị toàn thân: Gồm những thuốc giúp bổ sung vitamin A, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc tiêm sinh học hoặc nhóm thuốc Corticoid,… Thuốc giúp giảm triệu chứng của bệnh và giúp cải thiện những vùng da bị tổn thương nhanh hơn.
- Thuốc sinh học: Dùng cho những người bị bệnh thể trung bình đến nặng. Thuốc giúp ức chế thành phần chuyên biệt trong đáp ứng hoạt động của miễn dịch, từ dó giảm sưng đỏ, bong tróc vảy cũng như ngứa rát da. Thuốc có chi phí khá cao nên ít người sử dụng.
Quang trị liệu
Quang trị liệu giúp loại bỏ nhanh chóng cảm giác khó chịu, ngứa ngáy trên da. Ngoài ra, cách này còn giúp làm giảm viêm nhiễm, làm chậm quá trình tái tạo da để ngăn tình trạng tăng sinh tế bào da quá nhanh.
Các phương pháp quang trị liệu được dùng nhiều là ánh sáng UVB, laser UVB, PUVA,… Tùy vào mức độ bệnh cũng như điều kiện kinh tế của người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phù hợp nhất.
Lưu ý: Kỹ thuật này có thể gây nguy cơ ung thư da cao.
Dùng Đông y chữa vảy nến
Bệnh vảy nến theo Y học cổ truyền là do phong hàn, phong nhiệt, hệ miễn dịch yếu và gây bệnh. Ngoài ra, những tác nhân bên ngoài có thể kích thích bệnh tiến triển nhanh hơn, nặng hơn. Cơ chế điều trị bệnh theo Đông y là chữa từ trong ra ngoài, từ gốc đến ngọn, nâng cao sức khỏe để ngăn bệnh tái phát. Cùng tham khảo một số bài thuốc Đông y được áp dụng nhiều ngay sau đây.
Bài thuốc số 1
Nguyên liệu: Kinh giới, hạ khô thảo, bồ công anh, thổ phục kinh, rau má, vỏ gạo, ké đầu ngựa, kim ngân hoa, xích đồng, khổ sâm, đơn đỏ, xác ve, cây trinh nữ.
Cách thực hiện:
- Các vị thuốc rửa sạch và để nơi khô thoáng cho ráo nước.
- Sắc mỗi thang cùng lượng nước vừa đủ và đun đến khi còn ⅔ thì dừng.
- Chia thành 2 phần để dùng uống trong ngày khi còn ấm.
- Có thể lấy phần bã đắp lên vị trí vùng da bị tổn thương.
Bài thuốc số 2
Nguyên liệu: Hoa hòe, thạch cao, sinh địa, thổ phục linh, hy thiêm, ké đầu ngựa, cam thảo đất, hoa ngũ sắc.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu rửa sạch bụi bẩn và để ráo nước.
- Sắc cùng 5 bát nước đến khi còn 2 phần thì dừng lại.
- Chia thành 3 phần để uống mỗi ngày sau bữa ăn khi thuốc còn nóng.
Top bác sĩ chữa vảy nến hàng đầu hiện nay
Người bệnh vảy nến có thể khám chữa cùng các bác sĩ sau đây để nhanh chóng đẩy lùi bệnh. Đây là những bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, từng chữa trị nhiều thể bệnh khác nhau nên người bệnh có thể yên tâm.
Bác sĩ Nguyễn Duy Hưng
Bác sĩ Hưng có 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh về da liễu trong đó có bệnh vảy nến. Bác sĩ hiện công tác tại bệnh viện Da liễu Trung Ương và bệnh nhân vảy nến từng khám tại đây sẽ không thể không biết. Hiện tại bác sĩ Hưng đang điều trị cho rất nhiều bệnh nhân bị vảy nến tại Hà Nội cũng như những địa phương khác trên cả nước.
Người bệnh có thể đặt lịch khám tại BV Da liễu Trung Ương ở Phương Mai, Hà Nội.
Bác sĩ Trần Lan Anh
Bác sĩ không chỉ chữa vảy nến giỏi mà còn có nhiều đóng góp quan trọng cho nền y học Việt Nam. Đến nay, bác sĩ đã điều trị thành công hàng nghìn ca bệnh vảy nến khác nhau, trong đó có cả những bệnh nặng, khó chữa.
Người bệnh có thể đến khám cùng bác sĩ tại bệnh viện Da liễu TW hoặc bệnh viện Đại học Y.
Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần
Bác sĩ Nhuần có hơn 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh về da bằng Y học cổ truyền và thực sự giúp nhiều người lấy lại tự tin. Suốt 40 năm, bác sĩ được bệnh nhân yêu quý vì sự tận tâm, nhiệt huyết với mọi người. Đồng nghiệp cũng đánh giá bác sĩ là người có chuyên môn cao, không ngừng nỗ lực học hỏi, tìm tòi để mang đến phương pháp chữa bệnh tốt nhất cho mọi người.
Liên hệ khám với bác sĩ tại Viện Da liễu Hà Nội Sài Gòn – 123 Hoàng Ngân.
Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng
Bác sĩ được nhiều người dân khu vực phía Nam tin tưởng và yêu quý bởi sự tận tâm với người bệnh cùng trình độ chuyên môn sâu rộng. 80% bệnh nhân khám cùng bác sĩ đã khỏi bệnh, không bị tái phát, kể cả những trường hợp bệnh nặng, phức tạp.
Liên hệ khám với bác sĩ tại Bệnh viện da liễu TPHCM.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh vảy nến
Khi bị vảy nến, nếu người bệnh dung nạp những thực phẩm không phù hợp thì sẽ rất nguy hiểm, bệnh nặng hơn và khó chữa hơn. Vậy nên bạn cần bổ sung cũng như hạn chế ăn những thực phẩm sau đây:
Thực phẩm nên ăn:
- Các loại cá thu, cá hồi, cá basa giúp bổ sung omega-3.
- Các loại rau củ quả chứa nhiều beta – caroten.
- Một số loại ngũ cốc và vừng đen.
- Súp lơ xanh, rau xanh.
- Ăn ngao, sò để bổ sung kẽm.
Thực phẩm cần tránh:
- Các loại thịt màu đỏ.
- Sữa và chế phẩm của sữa.
- Các loại đồ uống ngọt.
- Rượu bia, chất kích thích không tốt cho người bệnh.
- Món ăn dễ gây kích ứng như cà tím, tôm, bánh mì, socola,…
- Đồ chiên rán, đồ ăn cay, thức ăn nhanh.
Biện pháp phòng tránh bệnh
Để phòng tránh bệnh cũng như đẩy nhanh quá trình chữa bệnh, bạn có thể lưu ý và thực hiện theo những hướng dẫn sau đây:
- Giữ tâm lý luôn vui vẻ và thoải mái, hạn chế lo lắng, stress trong thời gian dài.
- Sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, khoa học mỗi ngày.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm, thay đồ hàng ngày, hạn chế dùng sản phẩm có chất tẩy rửa sạch.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, nên dùng kem chống nắng khi ra ngoài.
- Theo dõi bệnh thường xuyên và tái khám khi thấy có những thay đổi.
- Uống đủ nước để đảm bảo da được cấp đủ nước.
- Tăng cường luyện tập mỗi ngày để giúp nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Trên đây là những thông tin về bệnh vảy nến cũng như phương pháp chữa bệnh an toàn, hiệu quả. Người bệnh nên hiểu rõ về bệnh để lựa chọn được phương pháp chữa bệnh hợp lý, phù hợp. Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị trong những trường hợp bệnh nặng, tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!