Khám phá 6 cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt đơn giản tại nhà
Lá lốt là một nguyên liệu dân gian có chứa nhiều dược tính cao, thường có mặt trong nhiều bài thuốc Đông y nổi tiếng. Thực tế cho thấy, lá lốt có khả năng cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa, giúp giảm ngứa và ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn 6 cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt được nhiều người áp dụng nhất.
Tác dụng của lá lốt trong điều trị bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một căn bệnh viêm da nội sinh mãn tính, các triệu chứng của bệnh thường kéo dài dai dẳng và nguy cơ tái phát rất cao sau điều trị. Triệu chứng điển hình đó là da bị khô ráp, nổi mẩn và gây ngứa ngáy khó chịu. Việc dùng tay gãi có thể khiến cho da bị tổn thương lan rộng, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
Bên cạnh việc điều trị y tế, có không ít người đã tìm đến các mẹo dân gian để chữa bệnh. Trong đó, có các phương pháp chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt. Thực tế cho thấy, bài thuốc chữa bệnh từ lá lốt có thể giúp hỗ trợ khắc phục các triệu chứng ngứa ngáy cũng như tổn thương trên da mà người bệnh thường gặp phải.
Theo ghi nhận của các tài liệu y học cổ, lá lốt là loại dược liệu có tính ấm, vị cay nồng, có tác dụng chỉ thống, hạ khó, ôn trung, tán hàn. Nhờ đó có thể giúp giảm đau, kháng viêm, hỗ trợ cải thiện những tổn thương cả bên trong lẫn bên ngoài do bệnh viêm da cơ địa gây nên.
Còn theo y học hiện đại, lá lốt có chứa nhiều thành phần hoạt chất quan trọng đặc biệt tốt cho da như: Vitamin C, sắt, natri, kali giúp tăng cường sức đề kháng, làm se niêm mạc, giúp giảm ngứa ngáy và kích ứng trên da. Bên cạnh đó lá lốt còn có một số thành phần khác như Beta-caryophylen, Flavonoid, Ancaloit, Benzyl Axetat… cũng có tác dụng giúp giảm đau, chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, lá lốt còn có công dụng giúp thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trên da, ngăn ngừa thâm sạm da sau điều trị.
Đó là chữa kể, những cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt đều rất đơn giản, dễ thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm giúp tiết kiệm chi phí điều trị. Do đó, phương pháp này có thể phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Bên cạnh đó, lá lốt còn là dược liệu lành tính, ít tác dụng phụ nên người bệnh có thể sử dụng lâu dài mà không sợ bị kích ứng da.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương pháp này đó là dược tính thấp, chỉ có khả năng điều trị bệnh khi ở giai đoạn nhẹ. Hiệu quả điều trị khá chậm nên người bệnh cần phải kiên trì. Một số đối tượng nhạy cảm như trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng điều trị.
Các cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt tốt nhất
Có khá nhiều cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt, tùy theo tình trạng tổn thương và cơ địa của mỗi người mà bạn có thể lựa chọn một trong số những phương pháp sau:
Đắp trực tiếp lá lốt lên vùng da bị viêm nhiễm
Đắp trực tiếp lá lốt lên vùng da bị bệnh là cách làm đơn giản nhất và mang đến hiệu quả tối ưu nhất. Bởi các dưỡng chất có trong lá lốt sẽ trực tiếp thẩm thấu lên vùng da bị thương, nhằm giúp loại bỏ các loại vi khuẩn bám trên bề mặt da.
Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt tươi và 1 ít muối hạt.
Cách thực hiện:
- Bạn rửa sạch nắm lá lốt, đem ngâm với nước muối loãng trong vòng 10 phút, sau đó vớt ra để ráo nước.
- Cho lá lốt vào máy xay xay nhuyễn hoặc dùng cối giã nát.
- Rửa sạch vùng da bị bệnh, sau đó lau khô bằng khăn bông mềm.
- Đắp hỗn hợp lên vùng da bị viêm ngứa trong vòng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước mát.
- Mỗi ngày bạn thực hiện 3 lần, đều đặn trong vòng 7-10 ngày sẽ đạt được kết quả tốt.
Chữa viêm da bằng cách xông hơi lá lốt
Trong lá lốt có chứa một lượng tinh dầu lớn, khi đun nóng sẽ giúp lan tỏa, cung cấp dưỡng chất cho da. Với cách này, vùng da bị viêm da cơ địa của người bệnh sẽ được tiếp xúc trực tiếp với các tinh dầu, giúp vết thương nhanh lành và không gây viêm nhiễm.
Chuẩn bị: 50g lá lốt tươi, 1 ít muối.
Cách thực hiện:
- Bạn cần rửa sạch lá lốt và ngâm trong nước muối khoảng 10 phút để sát khuẩn.
- Sau đó đun sôi lá lốt với 3 lít nước trong vòng 20 phút rồi tắt bếp.
- Đổ nước nóng ra một cái thau sạch và xông hơi cho những vùng da bị tổn thương.
- Khi nước nguội bớt có thể dùng nước này để rửa ráy lại hoặc để tắm.
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần, duy trì liên tục trong vòng 14 ngày để cảm nhận được hiệu quả điều trị rõ rệt.
Sử dụng các món ăn được làm từ lá lốt
Không chỉ là một loại dược liệu được dùng nhiều trong y học cổ truyền, lá lốt còn là nguyên liệu quen thuộc đối với ẩm thực của người Việt. Nhờ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, lá lốt có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như chả lá lốt, canh lá lốt, trứng tráng lá lốt, lá lốt xào thịt,….
Những món ăn này vừa thơm ngon bổ dưỡng, vừa hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh viêm nhiễm ngoài da. Tuy nhiên, để chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt hiệu quả, người bệnh cần chú ý không kết hợp lá lốt với những nguyên liệu như hải sản, thịt bò, đồ cay nóng. Đồng thời hạn chế chế biến với nhiều dầu mỡ.
Mỗi món ăn đều có một hương vị khác nhau, bạn có thể luân chuyển để không bị nhàm chán. Tuy nhiên bạn cũng không nên ăn quá nhiều lá lốt trong thời gian dài bởi đặc tính của loại dược liệu này là nóng, có thể gây tác động xấu đến hệ tiêu hóa con người. Do đó, mỗi tuần chỉ cần sử dụng khoảng 2-3 bữa là được. Để tăng tính hiệu quả, bạn có thể kết hợp thêm với đắp lá lốt hoặc xông hơi ngoài da.
Sắc nước lá lốt uống giúp chữa viêm da cơ địa
Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt này khá đơn giản, được rất nhiều người bệnh áp dụng. Việc sắc nước lá lốt để uống bên cạnh khả năng chữa các bệnh về da liễu còn có tác dụng giảm đau nhức xương khớp và cải thiện các vấn đề về tiêu hóa.
Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt tươi, 1 ít muối hạt.
Cách thực hiện:
- Lá lốt bạn rửa sạch và ngâm vào nước muối loãng khoảng 15 phút sau đó vớt ra để ráo nước.
- Cắt lá lốt thành những phần nhỏ rồi cho lên chảo sao nóng.
- Cho thêm khoảng 2 lít nước vào đun trong vòng 30 phút.
- Phần nước thu được bạn chia ra để uống dần trong ngày, thay thế nước lọc.
- Nên kiên trì áp dụng phương pháp này trong vòng 2-3 tuần các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt nấu nước để tắm
Trường hợp bạn bị viêm da cơ địa tại những vị trí khó đắp thuốc hoặc khó xông hơi có thể dùng cách tắm với nước lá lốt để làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu của bệnh. Cách làm rất đơn giản như sau:
Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt, 1 ít muối hạt.
Cách thực hiện:
- Bạn rửa sạch lá lốt để loại bỏ bụi bẩn.
- Cho vào nồi đun cùng với 3 lít nước và một chút muối hạt.
- Khi nước sôi, bạn đun lửa nhỏ thêm khoảng 10 phút nữa rồi tắt bếp.
- Đổ nước lá ra một chiếc chậu sạch, pha thêm với nước lạnh để tắm.
- Phần bã bạn có thể dùng để chà nhẹ lên vùng da bị tổn thương.
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần đến khi bệnh khỏi hẳn.
Dùng nước lá lốt bôi lên vết thương
Những người bị viêm da cơ địa ở tay, chân, mặt với những vết thương nhỏ có thể sử dụng cách này để tăng khả năng điều trị bệnh. Việc bôi nước ép lá lốt trực tiếp lên vùng da bị viêm nhiễm sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị và hồi phục của người bệnh diễn ra nhanh hơn. Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt này bao gồm các bước như sau:
Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt, để nguyên cả phần thân cây.
Cách thực hiện:
- Bạn làm sạch lá lốt, sau đó để ráo nước.
- Cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.
- Dùng tấm vải sạch để chắt lấy nước cốt lá lốt.
- Làm sạch vùng da bị bệnh sau đó lau khô bằng khăn bông mềm.
- Dùng dung dịch này bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh, thực hiện liên tục trong vòng nửa tháng để đạt được kết quả tốt nhất.
Lưu ý trong quá trình chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt
Lá lốt là một nguyên liệu chữa bệnh an toàn, đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên để quá trình chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Người bệnh chú ý trong việc lựa chọn phương pháp chữa bệnh sao cho phù hợp với độ tuổi và tình trạng bệnh mà mình gặp phải. Đặc biệt là phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, những người có cơ địa nhạy cảm,… nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
- Nên dùng những loại lá lốt tươi, không dùng lá bị héo, sâu. Chú ý nên chọn những nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, không có thuốc trừ sâu.
- Trong quá trình chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt, bạn không nên tự ý kết hợp lá lốt với bất kỳ nguyên liệu nào mà chưa được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
- Một số người có cơ địa nhạy cảm, khi dùng lá lốt có thể xuất hiện tình trạng mẩn ngứa, khó chịu, khi đó người bệnh cần ngưng sử dụng và tìm kiếm cho mình một phương pháp điều trị khác.
- Lá lốt chỉ có tác dụng trong những trường hợp bị viêm da cơ địa ở mức độ nhẹ, mới phát bệnh. Với những người bị bệnh mãn tính, tình trạng viêm nhiễm ở mức độ nghiêm trọng thì phương pháp này hầu như không mang lại hiệu quả tích cực.
- Nếu bạn đã áp dụng phương pháp này trong khoảng 2 tuần nhưng chưa thấy hiệu quả thì nên ngưng sử dụng, đi khám lại và thử áp dụng theo cách trị bệnh khác.
Trên đây là một số thông tin về cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn thêm nhiều kiến thức hữu ích, giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi những triệu chứng khó chịu của bệnh viêm da. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình trị bệnh được diễn ra an toàn hiệu quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!