Bị rạn da nguyên nhân do đâu? Có chữa khỏi được không?
Rạn da là hiện tượng thường gặp ở phái nữ, xảy ra do da bị kéo căng quá mức gây rạn. Các vết rạn nứt da mặc dù không gây nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe nhưng lại làm mất thẩm mỹ, khiến nhiều người cảm thấy tự ti, khó chịu. Bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị rạn da hiệu quả nhất.
Rạn da là hiện tượng gì?
Rạn da (tên tiếng Anh là Stretch marks) là tình trạng xảy ra do bạn bị tăng cân quá mức trong một thời gian ngắn, khiến làn da không kịp phát triển để thích nghi. Khi đó các mô liên kết dưới da được tạo bởi các sợi collagen và elastin sẽ căng giãn quá mức rồi đứt gãy, tạo thành các vết nứt dài, trông xấu xí và làm ảnh hưởng đến ngoại hình của người bệnh.
Các vết rạn da ban đầu có màu đỏ hoặc tím. Theo thời gian, chúng sẽ nhạt màu dần và chuyển dần sang màu trắng. Các vùng da dễ bị tổn thương thường là vùng bụng, đùi, bẹn, hông, thắt lưng…
Phân loại tình trạng rạn da
Các vết rạn có thể chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo màu sắc và mức độ phân bố. Dưới đây là các loại rạn da thường gặp nhất.
- Vết rạn màu đỏ tím, có hình sọc
Những vết rạn màu đỏ hoặc màu tím đậm chính là hậu quả của việc mao mạch ở bên dưới da bị tổn thương và đã bị kéo căng quá mức. Đây là mức độ rạn da ở cấp độ nhẹ, chúng có thể tự mờ đi sau một thời gian mà không cần điều trị. Đó là bởi vì những mạch máu dưới da vẫn đang hoạt động, khi các mao mạch bắt đầu cơ chế tự chữa lành thì các vết rạn có thể mờ dần.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các vết rạn da này sẽ không biến mất. Ngược lại chúng còn có xu hướng chuyển thành màu hồng nhạt hoặc trắng bạc và rất khó điều trị.
- Vết rạn màu hồng nhạt và màu trắng
Những vết rạn da màu trắng thường xuất hiện khi các vết rạn màu đỏ hoặc tím đã dần chuyển màu. Đây là mức độ rạn da nghiêm trọng, nếu muốn xóa bỏ được chúng, bạn cần phải áp dụng những biện pháp điều trị phức tạp hơn.
- Những đường rạn da màu nâu đậm
Ở mức độ bị rạn da cao nhất, những đường rạn sẽ có màu nâu cực đậm, làn da của bạn lúc này sẽ trở nên nhăn nheo và chỉ có áp dụng các biện pháp công nghệ cao mới có thể có khả năng điều trị khỏi.
Những nguyên nhân gây rạn da
Rạn ra có rất nhiều nguyên nhân gây nên, phổ biến nhất có thể kể đến như:
- Do mang thai: Ở phụ nữ mang thai, tình trạng rạn da thường xảy vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 7 của thai kỳ, nhưng đôi khi cũng có thể xuất hiện từ tháng thứ 4. Khi đó, làn da ở vùng bụng và mông của mẹ bầu sẽ tăng nhanh khiến cho da không kịp dãn ra.
- Do béo phì: Do trọng lượng cơ thể bị tăng quá nhiều nên kích thước cũng phát triển nhanh. Rạn da do béo phì thường xuất hiện nhiều nhất ở khu vực bụng và đùi, ít xuất hiện ở bắp tay và mông.
- Do tăng cân quá nhanh ở tuổi dậy thì: Ở tuổi dậy thì, sự thay đổi hocmone trong thời kỳ này làm giảm khả năng đàn hồi của da, nếu tăng cân quá đà sẽ rất dễ bị rạn da. Ở nam giới, rạn da thường xuất hiện ở mặt ngoài của đùi và vùng thắt lưng. Còn đối với nữ giới, rạn da xuất hiện ở đùi, mông và ngực.
- Do sử dụng hóa chất: Các vết rạn da có thể xuất hiện khi cơ thể hấp thụ một số loại thuốc hoặc hóa chất khiến quá trình sản xuất collagen bị gián đoạn. Chúng có thể ngăn chặn sự sản sinh collagen gây ra các vết rạn da.
- Do tập gym: Khi bạn tập gym, cơ bắp sẽ giãn nở một cách nhanh chóng. Sự thay đổi nhanh như vậy sẽ khiến cho các mô da bị gãy, tổn thương và tạo thành các vết rạn trên da.
- Do nâng ngực: Trường hợp này cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị rạn da đỏ. Khi nâng ngực, bộ phận này sẽ đột ngột to ra trong khoảng thời gian ngắn, da bị giãn ra mạnh mẽ, gây hiện tượng rạn da. Tuy nhiên, tùy vào độ đàn hồi da và kích thước của ngực, có một số trường hợp lại không bị rạn da.
- Lạm dụng corticosteroid: Đây là một loại thuốc ức chế miễn dịch, được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên bạn không nên sử dụng loại thuốc này lâu dài bởi nó có thể gây tăng cân, dẫn đến căng da và bị rạn da.
- Do di truyền: Da của bạn dễ bị rạn da do thừa hưởng những đặc điểm này từ bố hoặc mẹ. Nếu bố hoặc mẹ từng bị rạn da thì có khả năng bạn cũng sẽ bị. Tuy nhiên theo nghiên cứu, những trường hợp bị rạn da di truyền rất ít gặp phải.
- Do một số bệnh lý khác: Một số bệnh lý cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng rạn da như bệnh Marfan, Cushing, tiểu đường, hội chứng Ehlers-Danlos. Các bệnh này làm giảm khả năng đàn hồi trong mô, gián tiếp dẫn đến đứt gãy mô liên kết dưới da.
Những triệu chứng thường gặp nhất
Các vết rạn có thể nhận biết được bằng mắt thường mà không cần dùng đến bất cứ một xét nghiệm hay kiểm tra nào khác. Rạn da thường phân bố ở những vùng như hông, bụng, ngực, thắt lưng, bắp đùi,…. Thời gian hình thành các vết rạn thường là sau tuổi dậy thì, trong thời kỳ mang thai, sau sinh hoặc sau đợt giảm cân đáng kể. Đặc điểm của các vết rạn không giống nhau, chúng thay đổi tùy thuộc vào thời gian xuất hiện và nguyên nhân gây ra. Cụ thể:
- Giai đoạn đầu: Các vết rạn da là những đường màu đỏ hồng hoặc tím, có ranh giới rõ ràng và song song với nhau.
- Giai đoạn sau: Những đường màu đỏ biến mất và chuyển thành những đường teo da. Trên các vùng da bị teo này không có lông và tuyến bã nhờn. Vết rạn khiến cấu trúc bề mặt da kém săn chắc, sồ sề, chảy nhão, kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
- Diễn tiến: Những vết rạn này sẽ mờ dần và thu hẹp theo thời gian.
Các vết rạn da có hết được không?
Các vết sẹo rạn da thường khiến cho nhiều chị em phụ nữ cảm thấy phiền lòng. Rạn da được xem là sự thay đổi bình thường của cơ thể mà ai cũng có thể gặp phải. Với thắc mắc “vết rạn da có hết được không? Theo các bác sĩ cho biết, rạn da có xu hướng mờ đi theo thời gian nhưng nó sẽ không thể biến mất hoàn toàn.
Các vết rạn thường sẽ đồng nhất với màu da nên chúng ta cho rằng rạn da không cần điều trị cũng tự khỏi. Đặc biệt với các vết rạn da lớn, lâu năm thì khả năng tự mờ đi sẽ rất thấp. Như vậy chúng ta có thể xác định được, các vết rạn da sẽ không tự hết mà chúng chỉ mờ đi.
Ngoài ra, với những trường hợp bị rạn lâu năm hoặc rạn da ở mức độ nghiêm trọng, bạn buộc phải xử lý bằng cách phẫu thuật hoặc dùng tia laser. Bởi các phương pháp điều trị thông thường sẽ gần như vô tác dụng.
Các biện pháp xóa mờ vết rạn hiệu quả
Rạn da tuy không làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ, khiến chị em cảm thấy tự ti, mặc cảm với chính cơ thể mình. Vì vậy việc tìm kiếm một phương pháp điều trị phù hợp, an toàn với sức khỏe là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Xóa mờ vết rạn da bằng phương pháp tự nhiên
Đối với các vết rạn da ở mức độ nhẹ, mới hình thành, bạn có thể xử lý chúng dễ dàng bằng các nguyên liệu tự nhiên. Một số phương pháp điều trị bạn có thể tham khảo như sau:
- Dầu dừa
Dầu dừa có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo mô, làm sáng da và nhanh làm lành vết thương. Do đó việc sử dụng dầu dừa thường xuyên là cách tốt nhất để đánh bay các vết rạn nứt trên da. Đồng thời đây cũng là phương pháp giúp dưỡng ẩm, tránh khô da khi thời tiết thay đổi. Mỗi lần sử dụng bạn chỉ cần làm sạch vùng da cần điều trị, sau đó thoa dầu dừa vào tay, xoa đều và massage vào vùng bụng. Mỗi ngày thực hiện 1 lần vào buổi tối để tăng hiệu quả điều trị.
- Lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng có rất nhiều vitamin có tác dụng giúp dưỡng da và làm mờ vết rạn nứt hiệu quả. Cách thực hiện này cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần tách lấy lòng trắng trứng gà, thoa đều lên da khoảng 20-30 phút, massage nhẹ nhàng rồi rửa sạch bằng nước mát. Thực hiện phương pháp này khoảng 2 lần/tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất, các vết rạn da sẽ được thuyên giảm đi rất nhiều.
- Chanh tươi và mật ong
Hỗn hợp này có tác dụng làm mờ vết thâm, cải thiện tình trạng rạn nứt trên da một cách hiệu quả. Chanh có chứa nhiều acid, giúp làm mờ thâm. Trong khi đó, mật ong lại có nhiều vitamin và khoáng chất giúp duy trì độ ẩm, tăng độ đàn hồi và làm căng mịn, lấp đầy vết rạn. Bạn chỉ cần pha mật ong và chanh theo tỷ lệ 1-1 rồi bôi lên da, sau khoảng 20 phút rửa lại bằng nước sạch là được.
Xem thêm:
- Dầu oliu
Khi điều trị rạn da, dầu oliu là một nguyên liệu tự nhiên mà bạn không nên bỏ qua. Trong thành phần của loại nguyên liệu này có chứa một lượng lớn vitamin E và chất béo lành mạnh, giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành các tế bào. Để làm mờ vết rạn, bạn cho khoảng 3-4 thìa dầu oliu vào chảo và hâm ấm. Sau đó đổ chúng vào bát nhỏ để nguội, dùng bông gòn sạch thấm dầu oliu rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị rạn, vừa bôi vừa massage nhẹ nhàng trong vòng 5 phút.
- Nha đam
Nha đam có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp phục hồi các tế bào bị tổn thương. Nó cũng chứa nhiều collagen và vitamin giúp da mềm mại và tăng độ đàn hồi. Hãy sử dụng một nhánh nha đam, gọt bỏ lớp vỏ xanh và tiến hành chà nhẹ chất gel có trong nha đam lên vùng da bị rạn trong vòng 15 phút và rửa sạch bằng nước ấm.
Điều trị các vết rạn theo phương pháp Tây y
Tùy vào mức độ và tình trạng rạn nứt da, sức khỏe cũng như cơ địa của mỗi người mà các bác sĩ có thể đưa ra những chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Một số phương pháp phổ biến hiện nay được các chuyên gia khuyên bạn nên áp dụng đó là:
- Bôi thuốc Retinoid: Loại thuốc này được sử dụng để bôi tại chỗ giúp bổ sung collagen, kích thích tái tạo tế bào mới để lấp đầy phần bị kéo giãn, nứt nẻ hồi phục nhanh chóng các tổn thương bị biến dạng. Tuy nhiên không sử dụng Retinoid cho phụ nữ đang mang thai và người bị rạn da lâu năm.
- Lột da sinh học: Đây là phương pháp được các viện thẩm mỹ áp dụng nhằm mục đích loại bỏ hoàn toàn phần da bị nứt. Theo đó, các bác sĩ sẽ sử dụng các loại acid có nồng độ khác nhau kích thích tăng sinh collagen để làm mờ các vết rạn da. Nếu áp dụng phương pháp này bạn cần phải có chế độ chăm sóc tốt sau điều trị nếu không sẽ dễ để lại các vết sẹo thâm xấu xí.
- Nhuộm màu xung quanh bằng laser: Tia laser có tác dụng thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển của các sợi collagen, giúp phục hồi các tế bào biểu mô dưới da bị tổn thương. Đây là phương pháp cho hiệu quả cao bởi những tác động mạnh của tia laser sẽ giúp những vết rạn nứt trên da nhanh được điều trị.
- Lăn kim: Lăn kim trị rạn da là cách sử dụng các đầu kim siêu nhỏ để tạo ra những tổn thương giả trên da. Hành động này sẽ kích hoạt phản ứng tự nhiên của cơ thể, giúp kích thích sản sinh nhiều collagen và elastin để chữa lành vết thương trên vùng da bị rạn. Do đó, các vết rạn da sẽ được cải thiện về kết cấu và độ săn chắc, đồng thời thu nhỏ và làm mờ đi vết rạn da.
- Kỹ thuật laser Excimer: Đây cũng là một phương pháp được nhiều người sử dụng để điều trị cho vùng da bị rạn. Nhờ việc kích thích sản xuất Gelatine, các vết nứt trên da sẽ bị che khuất, tạo cảm giác như chứng đã biến mất hoàn toàn.
- Phẫu thuật: Đối với những vết rạn da quá nghiêm trọng và không thể điều trị được bằng các phương pháp thông thường, lúc này bạn có thể cân nhắc đến việc phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn chúng. Cách làm này thường áp dụng cho trường hợp thừa da, thừa mỡ quá nhiều ở bụng. Các bác sĩ sẽ tạo hình thành bụng và kết hợp cắt bỏ phần da thừa. Đối với các vết rạn ở hông và đùi cũng thực hiện tương tự.
Phòng ngừa các vết rạn da hiệu quả
Dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng hiện tượng rạn da lại gây mất thẩm mỹ khiến chị em hết sức phiền lòng, mất tự tin trước ông xã hoặc không dám diện những bộ trang phục quyến rũ. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn nên chú một số vấn đề dưới đây:
- Kiểm soát cân nặng: Để phòng tránh hiện tượng rạn da, các bác sĩ khuyên bạn nên kiểm soát cân nặng, có chế độ ăn uống hợp lý để tránh bị lên cân quá đà. Một khi các chỉ số trong cơ thể duy trì ở trạng thái cân bằng, cấu trúc da và các hormone cũng sẽ không bị tác động. Tình trạng rạn da sẽ được hạn chế một cách tối đa.
- Chăm sóc cơ thể trong quá trình thai kỳ: Khi phụ nữ bước vào thời kỳ mang thai, cơ thể sẽ phát triển một cách nhanh chóng. Các bộ phận như ngực, mông, bụng, đùi sẽ phát triển đầy đặn và căng hơn. Chính vì vậy, bạn cần chăm sóc cơ thể một cách khoa học để giảm tối đa tình trạng rạn da. Bạn nên uống nhiều nước và sử dụng các món ăn giàu vitamin và omega-3. Ngoài ra, việc bổ sung collagen bằng đường uống cũng có tác dụng giúp cơ thể đủ dưỡng chất, hạn chế đứt gãy mô lên kết tế bào.
- Thoa kem dưỡng ẩm đều đặn: Kem dưỡng ẩm từ lâu đã trở thành sản phẩm không thể thiếu đối với phái nữ. Việc sử dụng kem rạn da dưỡng ẩm sẽ có tác dụng giúp da thêm mềm mịn, giảm tình trạng căng khô, rạn da. Đồng thời, kem dưỡng ẩm cũng giúp cung cấp nước và độ ẩm cho cơ thể. Do đó, trong liệu trình chăm sóc cơ thể, bạn tuyệt đối không được bỏ qua bước này.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên: Việc duy trì hoạt động thể chất mỗi ngày sẽ có tác động tích cực tới việc điều chỉnh cân nặng và giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Do đó để phòng ngừa tình trạng rạn da, bạn hãy thường xuyên tham gia luyện tập thể dục thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày. Nên tham gia các bộ môn như tập aerobic, yoga, bơi lội, chạy bộ,… để giúp làn da của bạn được săn chắc hơn.
Qua những thông tin chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã có thể hiểu hơn được tình trạng rạn da và tìm cho mình một phương pháp để khắc phục vấn đề này. Nếu có bất cứ băn khoăn nào, bạn nên đến gặp các chuyên gia da liễu để được tư vấn và tìm ra hướng xử lý thích hợp nhất.
Nội dung quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!