Top 17 Thuốc Bôi Tổ Đỉa Tốt Nhất Được Bác Sĩ Khuyên Dùng
Tổ đỉa là một căn bệnh da liễu thường gặp ở những người có làn da nhạy cảm. Bệnh tuy không làm nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây ra những triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, nổi mụn nước, biến dạng móng,… Bên cạnh đó, đây cũng là một căn bệnh da liễu dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn top 17 loại thuốc bôi tổ đỉa tốt nhất, giúp bạn sớm chấm dứt được những dấu hiệu khó chịu do căn bệnh này gây ra.
Top 17 thuốc bôi tổ đỉa tốt nhất hiện nay
Tổ đỉa là một trường hợp đặc biệt của bệnh chàm da, các triệu chứng của bệnh tổ đỉa đặc trưng bởi tình trạng tổn thương da mạn tính, gây ngứa ngáy và xuất hiện những mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân.
Một số trường hợp bệnh ở thể nhẹ có thể được bác sĩ chỉ định cho sử dụng các loại thuốc bôi tổ đỉa ngoài da. Những loại thuốc này được sử dụng với mục đích sát trùng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, giảm ngứa ngáy hoặc chống viêm hiệu quả. Trong đó một số loại thuốc còn có tác dụng kích thích tái tạo tế bào da mới, ngăn ngừa các vết thâm sẹo và giúp vết thương nhanh chóng lành lại.
Ưu điểm của những loại thuốc bôi trị tổ đỉa này đó là cho hiệu quả cực nhanh, chỉ sau 2-3 ngày đầu tiên đã phát huy được tác dụng. Các mụn nước li ti trên da sẽ nhanh chóng biến mất, tình trạng ngứa ngáy khó chịu cũng không còn. Mặc dù vậy các loại kem bôi trị tổ đỉa được khuyến cáo chỉ nên dùng trong thời gian ngắn khoảng 10-15 ngày. Nếu vượt quá khoảng thời gian này mà bệnh vẫn chưa được cải thiện thì người bệnh nên cân nhắc lựa chọn những phương pháp điều trị khác.
Vậy bị tổ đỉa bôi thuốc gì? Dưới đây là gợi ý top 17 sản phẩm thuốc bôi tổ đỉa tốt nhất được các bác sĩ khuyên dùng. Bạn đọc quan tâm hãy cùng tham khảo:
Dung dịch Jarish và Xanh methylen 1% giúp trị bệnh tổ đỉa
Dung dịch Jarish bao gồm Axit boric và Glycerin, có tác dụng chống viêm nhẹ, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn và nấm trên bề mặt da, nên thường được sử dụng trong các trường hợp bị tổ đỉa ở thể nhẹ.
Trong đó, dung dịch xanh methylen thuộc nhóm hoạt chất cấp cứu và giải độc. Thuốc có liên kết không hồi phục với các acid nucleic của virus nhằm phá vỡ phân tử virus khi tiếp xúc với ánh sáng. Xanh methylen có hiệu quả cao trong việc sát khuẩn, giúp điều trị một số bệnh ngoài da như vảy nến, hắc lào, zona thần kinh, tổ đỉa. Đây là loại thuốc lành tính, không gây độc hại, thậm chí nếu có lỡ uống cũng không gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh.
Hai sản phẩm này có công dụng giúp chống viêm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, làm dịu bề mặt da, tiêu trừ mụn nước, giảm ngứa nhanh chóng. Thuốc dùng trong các trường hợp bị tổ đỉa cấp tính, chỉ mới xuất hiện các mụn nước hoặc có dấu hiệu bị rỉ nước nhẹ.
Cách sử dụng:
- Làm sạch bề mặt vùng da cần điều trị bằng nước sạch hoặc nước muối loãng.
- Bôi dung dịch Jarish lên các mụn nước hoặc toàn bộ vùng da bị tổn thương cho đến khi các mụn nước bị vỡ ra.
- Chấm dung dịch xanh methylen lên vùng da bị tổn thương để ngăn ngừa bội nhiễm.
- Dùng khoảng 1 – 3 lần/ngày theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
Thuốc bôi tổ đỉa Flucinar
Flucinar là loại thuốc bôi tổ đỉa được nhiều người sử dụng nhất. Thuốc có chứa corticosteroid, được dùng để bôi ngoài da nhằm mục đích chống viêm. Flucinar cũng được dùng điều trị các trường hợp bị bệnh vảy nến, viêm da tiết bã, chàm, eczema, liken phẳng.
Cách sử dụng:
- Người bệnh sau khi vệ sinh vùng da bị tổn thương cần bôi mỗi ngày 1 lần, trường hợp nặng có thể bôi 2 lần/ngày.
- Nên bôi thuốc thành một lớp mỏng trên da.
- Không dùng thuốc Flucinar quá 4 tuần.
- Người bệnh nên tham khảo kỹ những dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc.
Thuốc bôi chữa tổ đỉa Dermovate
Thuốc bôi trị tổ đỉa Dermovate thường được sử dụng trong các trường hợp da bị viêm, ngứa. Sản phẩm có đặc tính chống viêm, giảm ngứa và co mạch. Hoạt chất chính của thuốc là clobetasol và corticosteroid tổng hợp. Vì thế Dermovate có tác dụng tại chỗ như một chất chống viêm thông qua cơ chế giúp ngăn chặn các phản ứng dị ứng.
Thuốc bôi bệnh tổ đỉa này khá an toàn, có thể sử dụng được cho cả người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Dermovate giúp làm giảm các triệu chứng viêm ngứa của các bệnh ngoài da đáp ứng với steroid. Các bệnh này bao gồm: Lichen phẳng, lupus ban đỏ, viêm da, vảy nến, tổ đỉa. Dermovate được bào chế ở dạng kem bôi nên đặc biệt thích hợp cho những bề mặt da ẩm ướt hoặc rỉ dịch.
Cách sử dụng:
- Sau khi làm sạch vết thương, người bệnh bôi một lớp kem mỏng lên da.
- Massage nhẹ nhàng để dung dịch phủ kín hoàn toàn vùng da bị bệnh.
- Sử dụng mỗi ngày 1-2 lần trong vòng liên tục 4 tuần, sau đó giảm dần tới ngưng dùng thuốc và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Sau mỗi lần bôi, bạn nên giữ cho thuốc đủ thời gian hấp thu vào da trước khi mặc quần áo hoặc sử dụng thêm các sản phẩm bôi da khác.
Thuốc bôi bệnh tổ đỉa Eumovate
Thuốc bôi chữa tổ đỉa Eumovate có thành phần chính là Clobetasone 17-butyrate, đây là một chất corticosteroid dùng tại chỗ có hiệu lực trung bình. Thuốc an toàn nên có thể dùng được cho cả người lớn, người già, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Loại thuốc này được chỉ định dùng trong các trường hợp bị viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã, hăm tã, viêm tai ngoài, sẩn ngứa, côn trùng đốt, nhằm làm giảm ngứa ngáy tức thì.
Cách sử dụng:
- Trước tiên cần rửa sạch vùng da bị tổ đỉa bằng nước sạch và lau khô.
- Người bệnh bôi một lớp thuốc mỏng và xoa nhẹ đủ để thuốc phủ kín hoàn toàn vùng da.
- Mỗi ngày sử dụng từ 1-2 lần cho đến khi bệnh được cải thiện.
- Mỗi lần dùng xong người bệnh nên giữ cho thuốc có đủ thời gian hấp thu vào da trước khi mặc quần áo hoặc sử dụng thuốc khác.
- Sau khi bệnh có chuyển biến tốt cần giảm số lần sử dụng hoặc chuyển sang điều trị bằng thuốc có hiệu lực thấp hơn.
Thuốc bôi trị tổ đỉa Tacrolimus
Tarcrolimus ointment là loại thuốc mỡ bôi ngoài da, có tác dụng điều trị bệnh viêm da dị ứng, chàm, tổ đỉa,…. Thuốc chứa hoạt chất Tacrolimus monohydrate 0,03% hoặc 0,1%. Hoạt chất này có tác dụng ức chế hệ miễn dịch, ngăn chặn sản xuất interleukin-2. Từ đó làm giảm hoạt tính của tế bào lympho T, giảm khả năng sinh các kháng thể IgE. Nhờ vậy giúp giảm tổn thương do các bệnh da liễu mãn tính gây ra. Sản phẩm có thể dùng để điều trị cho bệnh nhân bị tổ đỉa ở thể vừa đến nặng.
Thuốc thường được dùng ngắn hạn hoặc dùng dài hạn ngắt quãng trong trường hợp người bệnh không đáp ứng khi sử dụng các biện pháp điều trị truyền thống. Thuốc có tác dụng điều trị cho bệnh nhân khỏi các đợt bùng phát bệnh tổ đỉa từ vừa đến nghiêm trọng. Người bệnh sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện trong vòng 1 tuần sau khi bắt đầu điều trị. Nếu sau 2 tuần mà không thấy có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên cân nhắc các lựa chọn các phương pháp điều trị khác.
Cách sử dụng:
- Bội 1 lớp thuốc mỏng lên vùng da bị bệnh mỗi ngày 2 lần.
- Massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất của thuốc thấm đều vào da.
- Tacrolimus an toàn nên có thể bôi lên bất kỳ vị trí nào trên cơ thể trừ niêm mạc.
- Không được băng bó kín vùng da vừa bôi thuốc.
Kem trị tổ đỉa Protopic
Thành phần chính của kem bôi Protopic là Tacrolimus monohydrate. Loại thuốc này dùng để điều trị bệnh chàm thể tạng, tổ đỉa, hắc lào, vẩy nến,…. Protopic với 2 nồng độ: 0.03% và 0.1% có công dụng chính là ngăn chặn các phản ứng viêm da tự phát. Theo các nghiên cứu, thuốc bôi chữa tổ đỉa Protopic không ảnh hưởng đến sự tổng hợp collagen trên cơ thể người, cũng không làm giảm độ dày của da và không gây teo da. Tuy nhiên sản phẩm vẫn không được khuyến cáo dùng dài hạn.
Cách sử dụng:
- Rửa sạch vùng da bị bệnh bằng nước muối loãng rồi lau khô.
- Bôi thuốc trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
- Mỗi ngày sử dụng 2 lần.
- Dùng cho trẻ em trên 16 tuổi.
Thuốc bôi trị tổ đỉa Hope’s relief
Kem trị tổ đỉa Hope’s Relief Eczema Psoriasis chính là vị cứu tinh cho làn da của bạn. Sản phẩm được phát triển bởi hiệp hội Eczema Úc và đã được các chuyên gia da liễu khuyên dùng. Hope’s Relief Eczema Psoriasis được chiết xuất hoàn toàn từ các dược liệu tự nhiên, giúp điều trị các bệnh tổ đỉa, viêm da, chàm, eczema, vẩy nến, dị ứng da, á sừng, nứt nẻ da, côn trùng cắn,… Sản phẩm được sử dụng an toàn cho cả người lớn, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh mà không gây kích ứng độc hại.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch vùng da bị tổ đỉa bằng nước muối sinh lý.
- Mỗi ngày bôi từ 3-4 lần hoặc theo hướng dẫn của chuyên gia.
- Làm sạch da trước khi sử dụng.
- Có thể dùng được cho cả da mặt và trên toàn cơ thể.
Kem bôi trị tổ đỉa Keratinamin
Kem trị tổ đỉa Keratinamin được tạo nên bởi công thức đặc biệt OTC 20% ure kết hợp với các dưỡng chất giúp làm mềm da. Nhằm nâng cao hiệu quả dưỡng ẩm và giúp cho vùng da bị khô ráp trở nên mềm mịn hơn. Ngoài ra, những thành phần được bổ sung khác còn có: Dầu dưỡng, rượu stearyl, parafin lỏng, cetanol, polysorbate 60, glycine, dầu thầu dầu hydro hóa polyoxyetylen, storate sorbitan.
Xem thêm:
Cách sử dụng:
- Làm sạch vùng da cần điều trị bằng nước muối sinh lý, sau đó lau khô bằng khăn hoặc bông mềm.
- Lấy một lượng kem vừa đủ để thoa lên vùng da bị bệnh.
- Lưu ý không nên bôi lan ra những vùng da xung quanh.
- Mỗi ngày thực hiện 2 lần, duy trì trong 2-3 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Dùng cồn BSI 1 – 3% cho người bệnh tổ đỉa
Trường hợp bệnh tổ đỉa chỉ gây nổi mụn nước trên da bạn có thể sử dụng thuốc bôi BSI 1 – 3%. Loại thuốc này chứa thành phần chính là iốt, acid salicylic và acid benzoic. Những chất này có khả năng sát trùng bên ngoài da, tại những vùng da bị tổn thương, giúp cải thiện tình trạng dày sừng và bong tróc trên bề mặt da.
Ngoài ra, thuốc bôi tổ đỉa còn có tác dụng làm suy giảm hoạt động của nấm và vi khuẩn, chống bội nhiễm da và giảm đau tại chỗ. Loại thuốc này thường được bác sĩ chuyên khoa sử dụng để điều trị các bệnh lý da liễu như hắc lào, lang ben, tổ đỉa, chàm,… Tuy nhiên, BSI 1 – 3% không thích hợp sử dụng cho các trường hợp bị nhiễm trùng hoặc lở loét da, những người quá mẫn với các thành phần của thuốc.
BSI 1 – 3% được bào chế dưới dạng dung dịch, có thể gây ra một số tác dụng phụ nhưng không quá nghiêm trọng như châm chích, nóng rát, bị lột da, thâm sạm da sau khi bôi thuốc. Vì vậy, người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để giảm thiểu những rủi ro không mong muốn.
Cách sử dụng:
- Rửa tay và vệ sinh vùng da bị bệnh sạch sẽ trước khi bôi thuốc.
- Sử dụng tăm bông thấm vào dung dịch rồi thoa lên bề mặt vùng da bị tổn thương.
- Sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 – 2 lần cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc để điều trị bệnh tổ đỉa cho trẻ nhỏ.
Dung dịch Milian
Trong số các loại thuốc bôi tổ đỉa tại chỗ thì dung dịch Milian là sản phẩm được bác sĩ chỉ định nhiều nhất. Thuốc được bào chế từ các thành phần gồm xanh Methylen kết hợp với tím tinh thể và nước tinh khiết. Dung dịch có khả năng sát trùng nhẹ, hoạt động bằng cách liên kết với các axit nucleic của virus, phá vỡ các phân tử của chúng sau khi vùng da bị bệnh tiếp xúc với ánh sáng.
Thuốc được sử dụng khi vùng da bị tổ đỉa nổi nhiều mụn nước, có mủ, da có biểu hiện trợt loét, rỉ dịch. Một số trường hợp bị viêm da tiếp xúc bội nhiễm, nhiễm trùng Herpes simplex hay bị chốc lở ngoài da cũng được bác sĩ chỉ định sử dụng dung dịch Milian để sát trùng, giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.
Cách sử dụng:
- Rửa sạch vùng da bị tổn thương thật sạch sẽ.
- Dùng tăm bông thấm dung dịch Milian và bôi lên da mỗi ngày từ 2 – 3 lần.
- Thời gian điều trị bệnh có thể kéo dài từ 3 – 5 ngày.
- Nên hỏi ý kiến bác sĩ khi có ý định dùng thuốc bôi tổ đỉa Milian cho trẻ em.
Kem bôi trị tổ đỉa Tempovate
Thuốc bôi trị tổ đỉa Tempovate được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da có chứa thành phần chính là Clobetasol. Hoạt chất này có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, đồng thời ức chế hoạt động của các chất trung gian hóa học gây nên phản ứng ngứa ngáy, trợt loét trên da.
Bệnh nhân bị tổ đỉa sử dụng thuốc Tempovate có tác dụng giúp giảm ngứa, cải thiện tình trạng sưng đỏ, bong vảy trên bề mặt da. Tempovate cũng được các bác sĩ da liễu chỉ định dùng cho các trường hợp bị bệnh chàm eczema, vảy nến, viêm da dị ứng, viêm da tiết bã nhờn.
Kem trị tổ đỉa Tempovate được chỉ định cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Chống chỉ định cho trẻ nhỏ dưới 12 tuổi, người quá mẫn với Clobetasol hoặc các trường hợp bị mụn trứng cá, viêm da quanh miệng, nhiễm trùng da do nhiễm vi khuẩn, nấm, virus.
Cách sử dụng:
- Lấy một lượng thuốc vừa đủ ra ngón tay sau đó thoa nhẹ lên vùng da bị bệnh.
- Mỗi ngày dùng 4 lần, sử dụng trong vòng tối đa 14 ngày.
- Không dùng quá 50g thuốc Tempovate trong một tuần.
- Kết thúc thời gian điều trị, nếu bệnh chưa được cải thiện bạn nên hỏi thêm ý kiến của bác sĩ xem có nên tiếp tục sử dụng thuốc hay không.
Thuốc bôi bệnh tổ đỉa Bactroban
Thuốc bôi đặc trị tổ đỉa Bactroban được xếp vào nhóm thuốc kháng sinh được bào chế dưới dạng kem bôi hoặc thuốc mỡ. Loại thuốc này được chỉ định cho những trường hợp bị bệnh tổ đỉa có biểu hiện nhiễm trùng, lở loét.
Các thành phần có trong loại thuốc này bao gồm: Mupirocin, Polyetylen glycol 400 USNF và Polyetylen glycol 3350 USNF. Chúng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp tiêu diệt mầm bệnh, từ đó ngăn ngừa và khắc phục tình trạng nhiễm trùng da, giúp các vết thương nhanh lành.
Thuốc bôi tổ đỉa Bactroban thích hợp cho những vùng da bị nhiễm trùng. Không sử dụng cho các trường hợp bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Người bệnh cũng nên tránh sử dụng Bactroban kết hợp với Cannulae.
Sử dụng Bactroban trong điều trị bệnh tổ đỉa có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ không quá nghiêm trọng như: Nổi phát ban, mẩn đỏ, khô da, châm chích, bỏng rát, phù mạch, rối loạn chức năng da…
Cách sử dụng:
- Trẻ em > 2 tháng tuổi và người lớn bị nhiễm khuẩn do S. pyogenes và S. aureus: Bôi thuốc lên vùng nhiễm khuẩn mỗi ngày 3 lần, thời gian điều trị kéo dài trong 5 – 10 ngày.
- Trẻ em > 3 tháng tuổi và người lớn bị nhiễm khuẩn thứ phát: Bôi thuốc lên vùng bị nhiễm khuẩn mỗi ngày 3 lần, thời gian dùng kéo dài trong 10 ngày.
- Trẻ em > 12 tuổi và người lớn bị nhiễm khuẩn do S. aureus kháng methicilin: Bôi thuốc vào mỗi lỗ mũi 2 lần/ngày, ấn 2 bên mũi để thuốc trải đều trên niêm mạc mũi, sử dụng kéo dài trong 5 – 7 ngày.
Thuốc tím Povidine trị bệnh tổ đỉa
Thuốc bôi chữa tổ đỉa Povidine chứa hoạt chất là povidon iod – một phức hợp hữu cơ chứa đến 12% iod. Dung dịch povidon-iod phóng thích liên tục các iod tự do, dùng làm chất sát khuẩn, tẩy rửa.
Povidine có tác dụng diệt vi khuẩn gram dương, gram âm, đặc biệt với các loại gây nhiễm trùng da như Staphylococcus, Streptococcus, E.coli, Proteus, P. aeruginosa. Thuốc cũng có thể loại bỏ được các loại vi nấm, siêu vi, đơn bào và nấm men.
Ngoài ra, Povidine còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do sơ nhiễm, bội nhiễm, hăm da, hăm kẽ ngón tay, ngón chân, nấm tóc, nấm trên da, điều trị nhiễm khuẩn vết bỏng, vết thương hở.
Cách sử dụng:
- Trước tiên người bệnh hãy rửa sạch vùng da bị bệnh rồi tiến hành lau khô.
- Tẩm thuốc vào tăm bông và bôi lên vùng da bị tổn thương 1-2 lần/ngày.
- Kiên trì thực hiện trong ít nhất 2 tuần để thấy được kết quả tốt.
Kem trị tổ đỉa Gentacin
Kem bôi trị tổ đỉa Gentacin có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu da, ngăn ngừa vết thâm sau quá trình điều trị. Thành phần chính của sản phẩm là Enmaiskin 1%, thuộc nhóm Aminoglycosid. Đây là nhóm kháng sinh có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn, từ đó ngăn ngừa các ổ viêm nhiễm trên da.
Bên cạnh đó, sản phẩm cũng có chứa các hoạt chất khác như axit benzoic, propyl, parafin, paraokinshi, vaseline trắng, giúp ngăn ngừa quá trình hình thành sẹo, hỗ trợ phục hồi da và giúp da trở nên mịn màng hơn. Loại kem bôi da này cũng có thể sử dụng được cho những bệnh nhân bị chàm, vảy nến, á sừng, hắc lào, bỏng da, bị mụn trứng cá,…
Cách sử dụng:
- Làm sạch vùng da bị tổ đỉa bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý.
- Bôi một lượng kem trị tổ đỉa vừa đủ lên vùng da cần điều trị.
- Massage nhẹ nhàng trong 5 – 10 phút để các dưỡng chất thấm sâu vào da.
- Để yên trong 10 phút để các hoạt chất thẩm thấu vào da, sau đó bạn có thể mặc quần áo hoặc sử dụng các sản phẩm dưỡng da khác.
- Mỗi ngày nên sử dụng từ 2 – 3 lần vào buổi sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ.
Thuốc bôi chữa tổ đỉa Kobayashi Apitoberu
Kem bôi trị tổ đỉa Kobayashi là sản phẩm có tác dụng giúp phục hồi và làm hết ngứa, viêm da. Kobayashi với 23 thành phần chính, trong đó có 10 chất chống oxy hóa, 2 polypeptide, silicone và thực vật tự nhiên giúp cải thiện các vấn đề trên da.
Thuốc có hoạt chất Axicon, được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên giúp ngăn chặn tình trạng viêm da, chàm eczema, tổ đỉa, rôm sảy, tránh cho bệnh tái phát nhiều lần. Ngoài ra, Kobayashi còn cung cấp độ ẩm cho da, thúc đẩy quá trình tái tạo da mới, ngăn không cho da trở nên mỏng hơn.
Cách sử dụng:
- Làm sạch vùng bị tổn thương với nước muối sinh lý.
- Thoa một lớp kem mỏng lên da và dùng gạc băng lại để tránh thuốc dính vào quần áo.
- Mỗi ngày sử dụng ít nhất 2 lần cho đến khi khỏi bệnh.
- Tránh để thuốc dính vào mắt hoặc một số vùng da nhạy cảm khác..
Thuốc bôi tổ đỉa Decocort cream
Thuốc bôi tổ đỉa Decocort Cream có chứa thành phần chính là Miconazole Nitrate 2% và Hydrocortisone 1%, có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm do vi nấm hoặc vi khuẩn gây ra như chàm, tổ đỉa, vảy nến. Ngoài ra, sản phẩm còn được sử dụng để điều trị, và phòng ngừa một số bệnh lý như nhiễm nấm tại âm đạo, dị ứng, bị côn trùng cắn, da bong tróc vảy, viêm da,…
Cách sử dụng:
- Làm sạch vết thương trước khi tiến hành bôi thuốc.
- Thoa thuốc nhẹ bằng ngón tay lên vùng da bị tổn thương.
- Mỗi ngày nên dùng từ 1-2 lần.
- Sử dụng liên tục đến khi lành bệnh.
Kem bôi trị tổ đỉa Tyrosur gel
Thuốc bôi tổ đỉa Tyrosur là loại thuốc sát khuẩn dùng tại chỗ. Có tác dụng để phòng ngừa và điều trị tình trạng nhiễm khuẩn đối với các vết thương trên da. Thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp bị bỏng, vết thương bội nhiễm, vết xước ở da, phồng rộp trầy xước da, vết khâu sau phẫu thuật và một số bệnh da liễu như tổ đỉa, viêm da, viêm lỗ chân lông,…
Tyrosur chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp như trẻ sơ sinh, người đang điều trị bằng Nitrite hoặc mẫn cảm và dị ứng với các thành phần của thuốc.
Cách sử dụng:
- Rửa sạch vết thương với nước rồi dùng khăn bông mềm thấm khô.
- Chỉ dùng ngoài da, bôi một lượng vừa đủ lên vùng da cần điều trị.
- Mỗi ngày áp dụng 3 lần vào buổi sáng, trưa và buổi tối.
- Trường hợp nếu vết thương hở miệng hoặc chảy nhiều nước thì nên băng lại, sau đó thay băng thường xuyên từ 1 – 2 lần/ngày.
- Thời gian áp dụng điều trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc bôi đặc trị tổ đỉa
Các loại thuốc bôi điều trị bệnh tổ đỉa có tác dụng giảm ngứa ngáy, giúp làm mềm da, cải thiện tình trạng viêm da, ngăn ngừa bội nhiễm hiệu quả. Tuy nhiên để chủ động hơn trong quá trình sử dụng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Bệnh nhân bị tổ đỉa chỉ nên sử dụng thuốc bôi ngoài da khi có sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua các loại thuốc về sử dụng, kể cả thuốc uống lẫn thuốc bôi.
- Nên sử dụng thuốc bôi trị tổ đỉa theo đúng liều lượng và thời gian quy định. Việc tự ý tăng giảm liều dùng sẽ khiến cơ thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn.
- Với các loại thuốc bôi ngoài da có chứa hoạt chất kháng nấm, kháng khuẩn, người bệnh cần đảm bảo sử dụng đúng liệu trình điều trị, nhằm làm giảm nguy cơ bị kháng thuốc.
- Trường hợp bệnh tổ đỉa đang có nguy cơ bị bội nhiễm, người bệnh không nên dùng các loại thuốc bôi có chứa corticoid và thuốc ức chế miễn dịch. Với trường hợp bắt buộc phải sử dụng, cần kết hợp thêm thuốc kháng sinh đường uống nhằm làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng nặng.
- Trước khi bôi thuốc, người bệnh cần vệ sinh sạch ngón tay và vùng da cần điều trị để tránh vi khuẩn lây lan sang vùng da khác. Nếu người bệnh bị ra mồ hôi tay chân cần vệ sinh sạch bằng nước muối sinh lý, lau khô da rồi mới bôi thuốc lên.
- Trong thời gian dùng thuốc bôi chữa tổ đỉa, nếu nhận thấy có những dấu hiệu bất thường như dị ứng, kích ứng, mẩn đỏ,… bạn hãy ngưng sử dụng và chủ động thông báo với bác sĩ da liễu để được xử lý kịp thời.
- Với những trường hợp bệnh lý ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể kết hợp cho bạn sử dụng cả uống uống và thuốc bôi ngoài da nhằm kiểm soát các triệu chứng của bệnh kịp thời.
- Tránh tình trạng bôi cùng lúc quá nhiều loại thuốc khác nhau lên vùng da bị tổ đỉa. Người bệnh chỉ nên dùng 1 loại thuốc, nếu đã sử dụng trong một thời gian dài nhưng không thấy hiệu quả thì mới ngưng dùng để đổi sang thuốc khác.
- Phụ nữ mang thai, người sang cho con bú, trẻ nhỏ, người có cơ địa nhạy cảm,…. nên lựa chọn loại kem bôi trị tổ đỉa thích hợp. Những đối tượng này nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thật kỹ để xem đâu mới là thuốc bôi trị tổ đỉa phù hợp nhất.
- Bên cạnh việc thuốc bôi chữa tổ đỉa, người bệnh cần chú ý tránh tiếp xúc với bụi bẩn, ánh nắng mặt trời, hóa chất tẩy rửa mạnh. Đồng thời kiêng ăn hải sản, đồ tanh, thực phẩm ngọt, nhiều dầu mỡ và các chất kích thích,… để không làm bệnh trở nên nghiêm trọng thêm.
Trên đây là một số thông tin về top 17 loại thuốc bôi tổ đỉa tốt nhất trên trị trường người bệnh không nên bỏ qua. Hy vọng với những thông tin được cung cấp trên đây bạn đọc sẽ có thể tìm được cho mình một sản phẩm kem bôi đặc trị bệnh tổ đỉa hiệu quả nhất. Đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng để đảm bảo quá trình điều trị bệnh diễn ra an toàn và hiệu quả nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!