Top 3 Cách Chữa Bệnh Á Sừng Da Đầu Được Nhiều Người Áp Dụng
Á sừng da đầu là một căn bệnh da liễu phổ biến gây ra những triệu chứng như ngứa ngáy, bong vảy trắng trên da đầu. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, tình trạng này có thể lan xuống vùng mặt, khu vực cổ sau gáy, thậm chí là toàn thân. Do đó, cần thiết phải có những phương pháp điều trị tích cực và hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn 3 cách chữa bệnh á sừng da đầu tốt nhất, được nhiều người áp dụng và đã thành công.
Cách chữa bệnh á sừng da đầu bằng thuốc Tây y
Á sừng da đầu là một thể của bệnh á sừng, một dòng viêm da cơ địa cơ bản. Bệnh thường xuất hiện thành mảng lớn tại các vị trí chân tóc, gây hiện tượng viêm nhiễm, ngứa ngáy, rụng tóc, bong tróc vảy vô cùng khó chịu và mất thẩm mỹ. Căn bệnh này thường phát triển mạnh vào mùa đông và rất dễ tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi.
Mặc dù bệnh á sừng da đầu không phải là một căn bệnh nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng, thế nhưng nó lại khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp. Nếu không chẩn đoán và có những cách chữa bệnh á sừng da đầu hiệu quả, bệnh có thể lan xuống vùng trán, mặt và có thể lây lan ra toàn thân. Khi đó, việc điều trị bệnh sẽ trở nên phức tạp và mất thời gian hơn.
Hiện nay, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh á sừng da đầu bằng các loại thuốc Tây y do bác sĩ kê đơn. Những loại thuốc này có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh, đồng thời kiểm soát sự lây lan viêm nhiễm, giúp tái tạo làn da mới khỏe mạnh hơn. Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng một trong số những loại thuốc đặc trị sau:
- Thuốc bôi ngoài da: Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất đó chính là Acid Salicylic. Khi được thoa lên da đầu, các hoạt chất có trong thuốc sẽ khiến cho vùng vảy trắng trở nên mềm hơn, kích thích các mảng vảy bong tróc dễ dàng. Đồng thời, Acid Salicylic cũng giúp sát khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm trong quá trình da đầu tái tạo lớp sừng mới. Mỗi ngày bạn có thể bôi thuốc 2 lần theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Thuốc kháng sinh: Trong cách chữa bệnh á sừng da đầu bằng thuốc Tây y không thể bỏ qua các loại thuốc kháng sinh. Thuốc có thể dùng theo đường uống hoặc bôi tại chỗ nếu da đầu có hiện tượng nhiễm khuẩn.
- Thuốc chứa steroid: Loại thuốc này mang đến công dụng giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm ở da đầu. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc tiêu biểu như: Gentrizone hoặc Fucicort…
- Thuốc chống nấm: Một số người bị á sừng da đầu có triệu chứng nhiễm nấm. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kết hợp thêm các loại thuốc chống nấm tại chỗ như: Griseofulvin, Clotrimazol, Miconazol, đưa xuất Imidazol hay Nystatin. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế những loại thuốc trên bằng các sản phẩm dầu gội đầu chứa hoạt chất chống nấm như Selenium sulfide hoặc Ketoconazol shampoo 2%.
- Thuốc Corticoid: Một số loại thuốc Corticoid thông dụng bao gồm Diprosalic, Betnoval và Hydrocortison… Thuốc có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như teo da, mỏng da, giảm sắc tố da, đục thủy tinh thể, rậm lông,… Bởi vậy, thuốc thường được chỉ định để điều trị cho những bệnh nhân bị á sừng da đầu nghiêm trọng trong thời gian ngắn.
- Dẫn xuất vitamin D3: Loại thuốc tiêu biểu đó là Calcipotrio 0,005%. Thuốc được bôi ngoài da nhằm mục đích làm ức chế sự phát triển của nấm, vi khuẩn và các tế bào da bất thường, ngăn không để bệnh tiến triển theo hướng tiêu cực. Nên dùng thuốc trong thời gian ít nhất 2 tuần để thấy được hiệu quả.
- Thuốc mỡ vitamin A dạng axit: Nhóm thuốc này có khá nhiều loại bao gồm Differin, Isotrex hoặc Erylick. Thuốc có tác dụng làm chậm quá trình sừng hóa da, kích thích tế bào da khỏe mạnh, được tái tạo nhằm giúp những tổn thương nhanh chóng được chữa lành.
- Thuốc kháng histamin: Loại thuốc được dùng phổ biến nhất đó là Differin, được điều chế dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc bôi, giúp làm giảm triệu chứng ngứa ngáy do bệnh á sừng da đầu gây ra.
Cách chữa bệnh á sừng da đầu bằng phương pháp dân gian
Bên cạnh việc dùng thuốc Tây y, bạn có thể áp dụng các cách chữa bệnh á sừng da đầu bằng các bài thuốc dân gian tại nhà. Ưu điểm của phương pháp này đó là sử dụng nguồn dược liệu tự nhiên, an toàn lành tính và dễ kiếm, hiệu quả mang lại cũng không thua kém gì những loại thuốc tân dược. Tuy nhiên thời gian điều trị bệnh khá lâu, người bệnh cần phải kiên trì áp dụng đều đặn mới mang lại tác dụng như mong muốn. Một số bài thuốc dân gian giúp chữa á sừng da đầu người bệnh có thể tham khảo như sau:
Cách chữa á sừng da đầu bằng lá lốt
Theo một số nghiên cứu cho thấy trong thành phần của lá lốt có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, diệt khuẩn tự nhiên. Đồng thời loại dược liệu này còn có công dụng giúp cải thiện và ngăn ngừa nguy cơ gây bội nhiễm ngoài da.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 50g lá lốt tươi, rửa sạch rồi cho vào đun cùng 1 lít nước.
- Cho thêm 1 thìa cafe muối để tăng tính sát khuẩn.
- Đun sôi nhỏ lửa khoảng 10 phút rồi đổ ra chậu lớn.
- Pha thêm với nước lạnh và dùng nước này để gội đầu.
- Có thể dùng phần bã để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh.
Chữa á sừng da đầu bằng bồ kết
Từ xa xưa, các bà các mẹ đã biết cách dùng bồ kết để làm dược liệu gội đầu, giúp tóc đen bóng, óng mượt và sạch gàu. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, trong thành phần của bồ kết có chứa chất kháng viêm, giúp diệt khuẩn và loại bỏ sạch gàu hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng quả bồ kết riêng lẻ hoặc kết hợp thêm với lá trà xanh để tăng hiệu quả điều trị bệnh á sừng.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị một nắm lá trà xanh, một vài quả bồ kết, sau đó đem rửa sạch với nước.
- Quả bồ kết đem nướng lên cho thơm vàng.
- Cho hai nguyên liệu trên vào nồi đun cùng với 2 lít nước khoảng 30 phút.
- Người bệnh sử dụng nước này để gội đầu ngay khi nước còn ấm.
- Nên massage nhẹ nhàng trong vòng 3-5 phút để các dưỡng chất thấm sâu vào da.
- Áp dụng phương pháp này 3-4 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách chữa bệnh á sừng da đầu bằng dầu dừa
Dầu dừa là một nguyên liệu rất quen thuộc, thường dùng để dưỡng da, dưỡng tóc hiệu quả. Trong thành phần của dầu dừa có chứa nhiều dưỡng chất, acid béo và vitamin E, giúp chống lại quá trình lão hóa tự nhiên, giúp da thêm mềm mại, mịn màng, giảm tình trạng bong tróc, nứt nẻ, giúp tái tạo và làm lành những tổn thương trên da.
Cách thực hiện:
- Gội đầu qua một lần với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và các tế bào chết, sau đó lau bằng khăn khô.
- Dùng một lượng tinh dầu dừa nguyên chất để thoa trực tiếp lên vùng da bị bong tróc do á sừng.
- Dùng tay massage thật nhẹ để các dưỡng chất thấm sâu vào da đầu.
- Sau khoảng 10 phút rồi gội lại với nước ấm và dầu gội chuyên dụng.
Chữa á sừng da đầu bằng cây lược vàng
Theo y học cổ truyền, cây lược vàng có tính mát, không độc nên vô cùng an toàn lành tính cho người sử dụng. Trong đó, lá và thân cây lược vàng có chứa các hoạt chất steroid và flavonoid, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 5-7 cây lược vàng non, xanh, rửa sạch và đem cắt thành nhiều khúc nhỏ.
- Cho vào máy xay để xay nhuyễn, sau đó lọc thấy phần nước cốt để uống 2 lần/ngày.
- Người bệnh nên uống trước khi ăn khoảng 30 phút để đảm bảo hiệu quả.
Cách chữa bệnh á sừng da đầu bằng cây vòi voi
Vòi voi cũng là một nguyên liệu chữa bệnh á sừng hiệu quả. Theo các tài liệu y học cổ truyền, cây vòi voi có vị đắng, tính mát, hơi the, có tác dụng chống viêm, giảm đau, tiêu độc rất tốt. Tuy nhiên thành phần của loại cây này có chứa hợp chất alcaloid pyrolizidin, có khả năng gây ung thư và sảy thai. Do đó bạn không nên sử dụng loại cây này bằng đường uống.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 1 nắm cây vòi voi tươi, rửa sạch, ngâm nước muối loãng trong 5 phút, sau đó vớt ra, để ráo.
- Dùng máy xay xay nhuyễn và đắp lên vùng da cần điều trị.
- Sau khoảng 20 phút bạn dùng nước ấm để gội đầu lại.
- Áp dụng 2 lần/tuần sẽ giúp bệnh tình nhanh được cải thiện.
Cách chữa bệnh á sừng da đầu bằng dược liệu Đông y
Với những người không muốn dùng thuốc Tây, bạn có thể tham khảo thêm các cách chữa bệnh á sừng da đầu bằng các bài thuốc Đông y. Theo Đông y, nguyên nhân gây ra bệnh á sừng da đầu đó chính là do tình trạng rối loạn chức năng đào thải độc tố của can, thận, cùng với sự rối loạn hoạt động miễn dịch của cơ thể. Để chữa dứt điểm được căn bệnh này, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc Đông y như sau:
Bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang
Thanh bì dưỡng can thang là một bài thuốc Đông y được nghiên cứu và bào chế từ bài thuốc của người Tày và bài thuốc Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. Bao gồm 3 bài thuốc kết hợp: Thuốc uống, thuốc ngâm rửa và thuốc bôi.
Bài thuốc uống:
- Thành phần: Bạch linh, Quế chi, Đan sâm, Thổ phục linh, Kê huyết đằng, Dạ dao đằng, Sa sâm…
- Công dụng: Giúp điều trị từ căn nguyên gốc rễ của bệnh, giải độc, tiêu viêm, chống dị ứng, ổn định cơ địa.
- Cách sử dụng: Ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối, uống sau bữa ăn 30 phút.
Thuốc ngâm rửa:
- Thành phần: Sài đất, Khổ sâm, Đơn đỏ, Hoàng liên, Xuyên tâm liên…
- Công dụng: Sát khuẩn, tiêu viêm, khoanh vùng tổn thương trên da.
- Cách sử dụng: Chia theo liều lượng tùy từng bệnh nhân, đun với nước và gội đầu mỗi ngày 1 lần.
Thuốc bôi:
- Thành phần: Kim ngân hoa, Sa đằng từ, Hồng hoa, Đương quy.
- Công dụng: Làm lành mọi tổn thương, tái tạo và chăm sóc da từ sâu lớp biểu bì bên trong da.
- Cách sử dụng: Mỗi ngày bôi 2 lần sáng và tối sau khi vệ sinh vùng da sạch sẽ.
Bài thuốc An bì thang
Bài thuốc An bì thang cho người bị vảy nến, á sừng da đầu được nghiên cứu, bào chế và ứng dụng độc quyền bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam. Cách chữa bệnh á sừng da đầu với bài thuốc An bì thang cũng bao gồm 3 bài thuốc nhỏ đó là cao uống, thuốc ngâm rửa và bôi.
Thuốc cao uống:
- Thành phần: Hồng hoa, Đơn đỏ, Bồ công anh, Kim ngân cành, Ké đầu ngựa, Vỏ gạo, Hạ khô thảo, Tơ hồng xanh, Khổ sâm, Sinh địa,…
- Công dụng: Giúp điều trị nguyên nhân gây bệnh từ bên trong, thanh nhiệt, bài độc, trừ thấp, dưỡng huyết, cải thiện chức năng gan thận, nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên. Ngoài ra, An bì thang còn giúp bệnh nhân ăn ngủ tốt, cải thiện sức khỏe tổng thể, ổn định cơ địa.
- Cách sử dụng: Pha thuốc với nước sôi và uống ngay khi còn ấm. Người lớn uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1-2 viên. Trẻ em dưới 12 tuổi uống mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 1 viên. Nên uống sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Thuốc ngâm rửa:
- Thành phần: Xuyên tâm liên, Hoàng liên, Sài đất, Trầu không…
- Công dụng: Sát khuẩn, làm sạch, thông thoáng lỗ chân lông, giúp da mềm, bảo vệ da khỏi vi khuẩn tốt hơn.
- Cách sử dụng: Đun 2-4 gói thuốc với 1 lít nước, pha với nước lạnh và gội đầu mỗi ngày 1 lần hoặc dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc bôi:
- Thành phần: Mật ong, Tang bạch bì, Bí đao, Cây vảy ngược,…
- Công dụng: Hỗ trợ phục hồi mọi tổn thương tốt hơn, tái tạo và chăm sóc da, kích thích sản sinh các tế bào mới.
- Cách sử dụng: Mỗi ngày sử dụng 2 lần vào buổi sáng và tối sau khi tắm.
Một liệu trình điều trị bệnh á sừng da đầu bằng thuốc Đông y thường kéo dài trong vòng 2-3 tháng hoặc lâu hơn tùy theo tình trạng bệnh cũng như khả năng hấp thu các dược chất của cơ thể.
Lưu ý trong quá trình chữa bệnh á sừng da đầu
Bên cạnh việc áp dụng những cách chữa bệnh á sừng da đầu kể trên, để bệnh nhanh khỏi và không tái phát, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua thuốc, thay đổi liều lượng hoặc ngưng sử dụng để tránh làm bệnh ngày càng tiến triển nặng thêm.
- Lựa chọn đúng loại dầu gội đầu được chiết xuất từ tự nhiên dành riêng cho bệnh nhân bị á sừng. Tuyệt đối không nên dùng các sản phẩm chứa chất tẩy rửa mạnh, hóa chất hay chất bảo quản dễ gây kích ứng.
- Không sử dụng thuốc nhuộm, thuốc tẩy, không đi làm tóc trong thời gian điều trị bệnh á sừng da đầu.
- Không cào gãi, chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương, đặc biệt là trong lúc gội đầu bởi điều này có thể khiến da đầu bị chảy máu, dễ viêm nhiễm.
- Sau khi gội đầu xong, người bệnh nên để tóc khô tự nhiên, không dùng máy sấy để sấy tóc ở nhiệt độ quá cao.
- Nên gội đầu bằng nước ấm, không dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng vì có thể khiến tình trạng bong tróc ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Không đội nón, mũ hoặc dùng khăn bịt kín đầu trong thời gian quá lâu, đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng dễ khiến da đầu tăng tiết mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển.
- Nên uống nhiều nước để hạn chế nguy cơ da bị khô ngứa, mất nước, trở nên khô ngứa.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, D, E như rau xanh, trái cây, dầu thực vật, các loại hạt, trứng, sữa,… Hạn chế sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng và các chất kích thích.
- Hạn chế tiếp xúc với các môi trường ô nhiễm, có nhiều hóa chất độc hại. Nếu bắt buộc phải làm việc trong môi trường này, bạn cần có biện pháp bảo hộ như áo trùm đầu, mũ nón,…
Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này nếu không biết cách chăm sóc tóc cẩn thận. Do đó bạn cần trang bị thêm những kiến thức hữu ích để giúp phòng ngừa và điều trị căn bệnh này được tốt hơn.
Trên đây là một vài cách chữa bệnh á sừng da đầu phổ biến nhất, được nhiều người áp dụng và đã thành công. Hy vọng với những chia sẻ này người bệnh có thể tìm được cho mình một phương pháp điều trị hiệu quả. Hãy tham khảo thật kỹ lời tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để trị bệnh được an toàn và phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!