Nổi Mề Đay Sau Sinh Bao Lâu Thì Hết? Bệnh Có Nguy Hiểm Không?
Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết là vấn đề thắc mắc được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm, nhất là với các bà mẹ bỉm sữa. Hiện tượng nổi mề đay sau sinh xảy ra khá phổ biến, bệnh có khuynh hướng tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, việc điều trị cần cẩn trọng để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp một số thắc mắc về bệnh nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh.
Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết?
Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết là vấn đề nhận được nhiều quan tâm của các bà mẹ bỉm sữa. Hiện tượng dị ứng nổi mề đay sau sinh đối với những phụ nữ khác nhau sẽ có thời gian phục hồi khác nhau. Thông thường vấn đề bị mề đay sau sinh bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Cơ địa: Những người có cơ địa nhạy cảm sẽ có thời gian phục hồi bệnh lâu hơn. Ngược lại, những người có sức đề kháng tốt, cơ địa khỏe mạnh sẽ nhanh chóng tự khỏi bệnh sau vài giờ mà không cần dùng thuốc điều trị.
- Sức khỏe, chế độ ăn uống: Nếu phụ nữ sau sinh có sức khỏe tốt, chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học, tránh các món ăn dễ gây dị ứng thì thời gian khỏi bệnh sẽ nhanh hơn những người có chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng.
- Mức độ nặng nhẹ của bệnh: Những người bị mề đay cấp tính cần thời gian 2-3 ngày để điều trị. Tuy nhiên nếu bạn bị chứng mề đay mãn tính khi điều trị đúng cách bệnh sẽ thuyên giảm sau 1-2 tháng. Điều trị càng chậm trễ, khả năng dứt bệnh càng khó khăn, thậm chí là lâu hơn từ 4-6 tháng.
- Yếu tố tâm lý: Tâm lý căng thẳng, stress cũng là một nguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy giảm, làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng và đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Điều này rất dễ dẫn tới hiện tượng nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh, khiến bệnh kéo dài và dễ tái phát. Do đó, trong thời gian sau sinh, mẹ bỉm sữa nên tâm sự nhiều hơn với người thân để giải tỏa bớt căng thẳng mệt mỏi.
- Phương pháp điều trị: Mỗi phương pháp điều trị bệnh sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Dược tính khác nhau, cơ chế tác động cũng khác nhau. Do đó hiệu quả đạt được cũng sẽ không giống nhau.
Việc điều trị bệnh nổi mề đay sau sinh cần được hướng dẫn cụ thể từ chuyên gia da liễu. Những loại thuốc bôi ngoài da thường có tác dụng giúp làm giảm những cơn ngứa tạm thời chứ không thể điều trị khỏi bệnh. Tuy nhiên những loại thuốc kháng sinh bằng đường uống đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không được khuyến khích vì nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Do đó người bệnh cần đến gặp bác sĩ sớm để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Nổi mề đay sau sinh có gặp nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia da liễu, hiện tượng nổi mề đay sau sinh không phải tình trạng hiếm gặp. Trong đó nổi mề đay cấp tính thường không quá nguy hiểm. Bệnh chỉ gây ra triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu chứ không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Tuy nhiên một số trường hợp bị nổi mề đay là dấu hiệu của tình trạng sốc phản vệ. Mề đay gây sưng phù bề mặt khí quản, khiến đường hô hấp bị hẹp lại. Điều này dẫn tới quá trình lưu thông khí huyết bị cản trở, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, hạ huyết áp, tim đập nhanh, buồn nôn, sốt cao…. Nếu không được can thiệp y tế kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Trường hợp nổi mề đay sau sinh ở dạng mãn tính cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Thời gian dài bị những cơn ngứa ngáy hành hạ, phụ nữ sau sinh thường dễ gặp phải các hệ lụy như:
- Cào gãi liên tục dễ hình thành các vết thương hở gây nhiễm trùng da.
- Dễ để lại sẹo và gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Gây ra tình trạng mệt mỏi, mất ngủ, suy nhược cơ thể.
- Làm gián đoạn công việc và sinh hoạt thường ngày.
- Tâm lý bất ổn, hay cáu gắt thậm chí còn dẫn tới bệnh trầm cảm sau sinh.
Lưu ý khi mẹ bỉm sữa bị nổi mề đay sau sinh
Bên cạnh vấn đề nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết, mẹ bỉm sữa cũng cần tuân thủ những lưu ý quan trọng sau:
- Tắm và vệ sinh vùng cơ thể bị mề đay mẩn ngứa mỗi ngày bằng nước ấm, không nên tắm bằng nước lạnh hoặc nước quá nóng sẽ khiến các vết ngứa trở nên nghiêm trọng hơn. Sau khi tắm xong dùng khăn mềm lau khô cơ thể rồi mới mặc quần áo.
- Sản phụ hạn chế việc cào gãi vào vết thương, không nên mặc quần áo quá bó sát sẽ dễ khiến vùng da bị tổn thương bị kích thích. Từ đó tạo điều kiện cho mầm bệnh lan rộng ra các khu vực xung quanh.
- Trong thời gian điều trị bệnh, phụ nữ sau sinh không nên sử dụng các món ăn cay nóng, thức ăn nhanh, hải sản và các loại thực phẩm dễ gây dị ứng khác.
- Nên uống nhiều nước, tăng cường bổ sung chất xơ từ rau củ quả để bổ sung thêm các loại vitamin cho cơ thể. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp hệ miễn dịch được tăng cường và nhanh chóng tự đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.
- Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc bôi, thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm,… khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
- Nên lựa chọn loại kem dưỡng da có thành phần tự nhiên, phù hợp với những người có làn da nhạy cảm.
- Sản phụ cũng nên giữ ẩm cho cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh và tránh để cơ thể đổ quá nhiều mồ hôi vào mùa hè.
- Nếu đã áp dụng điều trị tại nhà nhưng sau 5-7 ngày vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Người bệnh nên tới các trung tâm chuyên khoa da liễu để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời, giúp phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra.
Trên đây là một số vấn đề giúp bạn giải đáp thắc mắc nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết. Nhìn chung, việc điều trị tình trạng nổi mề đay cho phụ nữ sau sinh không quá phức tạp và hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh. Quan trọng là bạn cần chủ động thăm khám sớm trước khi các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ đem đến nhiều kiến thức hữu ích để các sản phụ đang gặp phải triệu chứng này có thể phòng tránh và điều trị bệnh triệt để.
Xem thêm: Cách chữa bệnh mề đay
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!