Viêm Da Cơ Địa Là Gì? Dấu Hiệu Và Cách Chữa Đơn Giản Hiệu Quả
Viêm da cơ địa là bệnh lý phổ biến liên quan đến da, thường tái phát dai dẳng và khó điều trị dứt điểm. Không chỉ tạo tổn thương, gây cảm giác khó chịu, chứng bệnh này còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vậy viêm da cơ địa là gì – Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị tốt nhất cho người bệnh qua bài viết dưới đây.
Viêm da cơ địa là gì và có chữa được không?
Viêm da cơ địa có tên tiếng Anh là Atopic dermatitis hay Eczema – một căn bệnh ngoài da, thường xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ và những người có làn da nhạy cảm, gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu khắp cơ thể. Viêm da cơ địa dị ứng mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc, nhưng lại tác động xấu đến đời sống và sinh hoạt của họ.
Theo thống kê của Viện da liễu, có khoảng 20% người đến khám bệnh có biểu hiện mắc viêm da cơ địa và đa số họ xuất hiện bệnh khi còn nhỏ. Trong đó, 60% bệnh viêm da cơ địa gặp ở trẻ em những năm đầu đời, 30% ở độ tuổi 1-5 và 10% người bệnh từ 6 – 20 tuổi. Viêm da cơ địa có liên quan đến bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng hay hen suyễn, có đến 35% trẻ nhỏ bị hen nếu như mắc chứng viêm da cơ địa.
Bệnh viêm da cơ địa không lây lan từ người sang người, tuy nhiên nếu để diễn biến xấu hơn sẽ lan ra khắp cơ thể, thường gặp nhất ở vùng bàn tay và các nếp gấp khuỷu tay, chân. Chứng bệnh này tiến triển theo từng đợt, khi ở giai đoạn cấp tính, người bệnh hay thấy vùng da nổi mẩn đỏ và ngứa. Khi bệnh lui dần, vùng da này sẽ chuyển sang màu nâu, xám hoặc để lại mảng dày ở da.
Nhiều người lo lắng tình trạng viêm da cơ địa liệu có chữa khỏi hoàn toàn được không. Câu trả lời là có, do chứng bệnh này không lây làn và không quá ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên đối với những người bị viêm da cơ địa do di truyền từ ông bà, bố mẹ, việc điều trị sẽ tốn nhiều thời gian và cần sự kiên trì của người bệnh.
Nguyên nhân bị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa có thể điều trị dứt điểm, nhưng cần sử dụng đúng phương pháp. Vậy nên việc tìm hiểu nguyên nhân gây viêm da cơ địa là điều vô cùng cần thiết.
Do di truyền
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng viêm da cơ địa. Nếu trong gia đình có ông bà hoặc bố mẹ đã từng bị chứng bệnh này, con hoặc cháu có khả năng bị rất cao. Theo như nghiên cứu có đến 60% trẻ mới sinh ra có nguy cơ mắc viêm da cơ địa nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh và tỷ lệ này tăng lên 80% khi cả bố và mẹ đều mắc.
Viêm da do dị ứng
Những người có làn da nhạy cảm, mỏng manh thường dễ mắc các chứng bệnh về da hơn người bình thường. Khi cơ thể bị dị ứng với các yếu tố từ bên ngoài như: Khói bụi, côn trùng, hóa chất, thực phẩm, thuốc hay lông động vật,.. sẽ kích hoạt hệ miễn dịch sản sinh lgE trong huyết thanh, từ đó sinh ra phản ứng viêm.
Viêm da cơ địa mùa lạnh
Khi thời tiết thay đổi, khí hậu hanh khô, đặc biệt là vào mùa đông, khiến hàng rào bảo vệ da bị suy giảm, lớp ceramic không đảm nhận đúng chức năng giữ ẩm và khóa ẩm, da dễ bị khô và mất nước. Đây chính là lý do viêm da cơ địa thường xuất hiện mùa đông nhiều hơn mùa hè.
Suy giảm hệ miễn dịch
Khi hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể không có khả năng chống lại các tác nhân xấu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra nhiều chứng bệnh, trong đó có viêm da cơ địa.
Do nhiễm trùng cấp
Những biểu hiện viêm nhiễm cấp tính do nhiễm trùng như: Viêm họng, viêm tai giữa, viêm amidan,… thường làm cho độc tố của vi khuẩn tụ cầu vàng, kích thích đại thực bào và hoạt chất T lympho, từ đó làm nổi mụn, mẩn đỏ và gây ngứa rát da.
Ngoài ra, bệnh viêm da cơ địa còn xuất hiện do tính chất da khô từ lúc mới sinh, rối loạn nội tiết tố, thần kinh căng thẳng, áp lực,…
Triệu chứng viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa thường bị nhầm lẫn với tình trạng viêm da tiếp xúc và viêm da dị ứng. Phần lớn các chứng bệnh về da đều có biểu hiện nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy và gây cảm giác khó chịu cho người mắc. Trong trường hợp bị viêm da cơ địa, bạn có thể xuất hiện một số triệu chứng đặc trưng như:
Nổi mề đay – Dấu hiệu viêm da cơ địa phổ biến
Nổi mề đay là biểu hiện thường gặp nhất ở những người bị các bệnh lý về da, đặc biệt là viêm da cơ địa. Người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, xuất hiện các vùng mề đay khắp cơ thể, điển hình nhất là tay, chân, lưng,… kéo dài dai dẳng.
Da bị sưng phù
Đây cũng chính là dấu hiệu phổ biến, bên cạnh tình trạng nổi mề đay ở những người bị viêm da cơ địa. Những vùng da bị ngứa, nhiễm khuẩn sẽ trở nên sưng phù chỉ sau 3 – 4 ngày kể từ khi phát bệnh. Nếu bạn càng cọ xát nhiều, tình trạng sưng phù càng xuất hiện sớm và biểu hiện rõ rệt hơn.
Mẩn đỏ do viêm da cơ địa
Mẩn đỏ là hiện tượng không thể tránh khỏi khi da bị viêm. Lúc này các vết đỏ sẽ nổi trên da giống như vết côn trùng cắn, nhưng thường to hơn rất nhiều.
Đóng vảy là triệu chứng của bệnh
Những người bị viêm da cơ địa không tránh khỏi tình trạng đóng vảy. Thông thường, các vùng da bị tổn thương sẽ hình thành nên lớp da chết và bong ra khỏi bề mặt, gọi là hiện tượng đóng vảy, khiến da trở nên nhạy cảm và yếu hơn.
Viêm da cơ địa có phải là chứng bệnh nguy hiểm?
Viêm da cơ địa không phải chứng bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, hoặc lạm dụng các loại thuốc bôi, thuốc uống có chứa Corticoid hay người bệnh gãi nhiều sẽ tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện các chứng bệnh liên quan như:
Bội nhiễm da
Tình trạng viêm da kéo dài và tái phát nhiều lần khiến bạn thường xuyên gãi, gây bong tróc, tổn thương tế bào da và thậm chí là nhiễm trùng. Từ đó dẫn đến bội nhiễm da do vi khuẩn xâm nhập. Khi bị bội nhiễm, người bệnh thường cảm thấy đau đớn, xuất hiện lở loét, mưng mủ và để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ. Đồng thời, cơ thể sẽ có biểu hiện sốt, sưng hạch bạch huyết,… Nếu gặp tình trạng này, bệnh nhân sẽ khó điều trị do vi khuẩn có khả năng kháng thuốc.
Nhiễm khuẩn huyết
Khi viêm da cơ địa bội nhiễm không được chữa trị đúng cách, tạo điều kiện để vi khuẩn lây lan vào máu, dẫn đến nhiễm trùng huyết. Người bệnh cần chú ý đây là triệu chứng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Viêm da thần kinh
Hiện tượng viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở các vị trí nhạy cảm như mặt hay gần mắt, làm ảnh hưởng đến dây thần kinh, gây ra tình trạng đau đầu, đau cơ và tác động xấu đến sức khỏe người bệnh.
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Các vết thương, mẩn đỏ, sưng phù trên da khi bị cào gãi nhiều sẽ gây thâm sẹo, sần sùi và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đặc biệt khi viêm da xuất hiện trên mặt. Sau khi khỏi, người bệnh cần nhanh chóng tìm các biện pháp điều trị để tránh mất tự tin về nhan sắc.
Viêm da cơ địa ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Khi gặp tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ em khiến trẻ quấy khóc nhiều, ăn ngủ kém, tác động xấu đến sự phát triển và còn ảnh hưởng đời sống sinh hoạt của người mẹ. Đối với người lớn bị chứng bệnh này khiến chất lượng cuộc sống, học tập, làm việc bị suy giảm.
Tác động xấu đến thai nhi trong bụng mẹ
Những phụ nữ bị viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé trong bụng và có khả năng lây truyền từ mẹ sang con. Trong trường hợp này, việc dùng thuốc điều trị của mẹ gặp nhiều khó khăn và cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cơ địa
Bệnh nhân viêm da cơ địa có nguy cơ cao bị mắc các chứng bệnh như viêm mũi dị ứng, hen suyễn,…
Bị viêm da cơ địa phải làm sao – Cách chữa trị tốt nhất cho người bệnh
Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bị viêm da cơ địa có thể gặp nhiều biến chứng nếu không được xử lý kịp thời. Tình trạng này có thể được chữa trị bằng nhiều cách, người bệnh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao. Bạn có thể tham khảo phương pháp mẹo tại nhà, Tây y, Đông y dưới đây để lựa chọn cho mình cách chữa phù hợp.
Mẹo chữa bệnh tại nhà
Trong trường hợp bệnh mới xuất hiện và biểu hiện ở mức độ nhẹ, bạn có thể tìm đến các mẹo dân gian dưới đây để thực hiện tại nhà, vừa đảm bảo an toàn, vừa mang đến hiệu quả điều trị bệnh rất tốt.
Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế
Lá khế là loại dược liệu được sử dụng trong các bài thuốc Đông y, rất dễ tìm và mang đến nhiều công dụng. Lợi ích chính của lá khế là kháng khuẩn, chống viêm, giải nhiệt, thải độc. Vì vậy đây được xem là cách hiệu quả để chữa bệnh liên quan đến da, đặc biệt là viêm da cơ địa. Khi dùng loại lá này trong trường hợp da bị tổn thương, nhiễm khuẩn, bong tróc có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng và nhanh chóng phục hồi.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 100 gam lá khế tươi, rửa sạch và ngân trong nước muối khoảng 20 phút để sát khuẩn, sau đó bạn vớt ra để ráo.
- Tiếp tục đun sôi 2 lít nước, vò nát lá khế cho vào đun chung với lửa nhỏ khoảng 15 phút nữa rồi tắt bếp.
- Bạn cho nước ra chậu để nước nguội bớt và dùng vệ sinh vùng da bị bệnh, kết hợp với phần bã dùng chà nhẹ lên da trong 15 phút để dược liệu phát huy tác dụng tối đa.
- Nên thực hiện cách này mỗi tuần 3 – 4 lần để nhanh chóng đẩy lùi bệnh.
Cây ngải dại dùng cho người bệnh
Khi bị viêm da cơ địa, bạn hoàn toàn có thể sử dụng cây ngải dại để đun nước tắm hoặc làm bài thuốc đắp ngoài da. Trong loại cây này có chứa nhiều dược tính giống với cây ngải cứu, vì vậy có hiệu quả trong việc điều trị nhiều vấn đề về da như viêm da cơ địa hay viêm da dị ứng, có thể cải thiện triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ra, tinh dầu ngải dại có tác dụng dưỡng ẩm, đẩy lùi các biểu hiện da khô ráp và bong tróc, thích hợp cho những người bị viêm da cơ địa mùa lạnh.
Cách thực hiện nếu dùng làm nước tắm:
- Người bệnh chuẩn bị 100 gam lá ngải dại tươi, rửa sạch và ngâm nước muối trong 20 phút rồi vớt ra.
- Cho lá vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước và 2 thìa muối hạt khoảng 10 phút, bạn tắt bếp, để nguội sau đó dùng ngâm rửa vùng da bị bệnh.
- Phần bã dùng chà xát nhẹ lên da để tăng hiệu quả điều trị.
- Chú ý kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần, bạn sẽ cảm thấy các triệu chứng giảm đáng kể.
Cách thực hiện cho bài thuốc đắp:
- Chuẩn bị ngải dại như đối với cách dùng nước tắm, sau khi ngâm nước muối, bạn để ráo rồi giã nát.
- Dùng bông khô hoặc khăn sạch lau vùng da bị bệnh, sau đó đắp trực tiếp phần lá đã giã lên, cố định với băng gạc.
- Bạn để yên trong khoảng 20 phút, tháo ra rửa sạch với nước ấm, thực hiện đều đặn mỗi ngày một lần là tốt nhất.
Uống lá đinh lăng
Theo Y học cổ truyền, đinh lăng là loại dược liệu có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, làm giảm viêm, tiêu sưng, kháng khuẩn và chống dị ứng… Không chỉ vậy, trong lá đinh lăng còn chứa một số hoạt chất có khả năng làm lành vết thương nhanh chóng. Vì vậy, người bị viêm da cơ địa có thể uống loại lá này để trị bệnh.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị lá đinh lăng và lá huyết dụ theo tỷ lệ 2:1, đem 2 loại dược liệu này đi rửa sạch, cho vào ấm cùng lượng nước vừa đủ, sắc dưới lửa nhỏ đến khi lượng nước chỉ còn một nửa.
- Người bệnh chắt lấy nước thuốc, để nguội bớt và uống khi còn ấm sẽ phát huy tối đa công dụng.
- Nên sử dụng hàng ngày để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Điều trị viêm da cơ địa bằng lá bàng non
Lá bàng non cũng được xem là một trong các loại thuốc nam chữa bệnh viêm da rất tốt. Theo nghiên cứu khoa học hiện đại, trong lá bàng non chứa nhiều hoạt chất như: Tanin, Phytosterol, Flavonoid,… có khả năng làm giảm các triệu chứng và nhanh chóng làm lành các vết thương, kích thích mô da phục hồi, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Nếu bị viêm da cơ địa, bạn có thể áp dụng cách sau:
- Hái 5 – 7 búp bàng non vào sáng sớm, khi còn đọng sương để nâng cao hiệu quả trị bệnh.
- Bạn rửa sạch lá, cho vào chậu ngâm nước muối loãng khoảng 20 phút rồi vớt ra.
- Tiến hành đun cùng với 2 lít nước, sau khi sôi, bạn vặn nhỏ lửa và đun thêm 10 phút.
- Cho nước ra chậu để nguội và dùng tắm toàn thân, đặc biệt là vùng da bị bệnh.
- Bạn nên áp dụng cách này mỗi ngày để cảm nhận rõ rệt hiệu quả.
Dùng thuốc Tây y
Thuốc Tây y được dùng để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau, đặc biệt trong trường hợp viêm da cơ địa phát triển nặng hơn và lan rộng ra khắp cơ thể. Bạn không nên tự ý dùng thuốc nếu không có sự tư vấn của bác sĩ. Một số loại thuốc bôi và uống dành cho bệnh nhân viêm da cơ địa là:
- Thuốc Histamin: Đây là nhóm thuốc có tác dụng giảm các triệu chứng ngứa ngáy, sưng tấy, ngăn ngừa tình trạng dị ứng và đẩy lùi một số vấn đề về viêm da.
- Thuốc Corticoid có khả năng kháng viêm, chống dị ứng, dùng trong trường hợp bị viêm da cơ địa nặng để ức chế miễn dịch. Tuy nhiên bạn cần thận trọng vì nhóm thuốc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra ảnh hưởng xấu đến da và cơ thể. Việc lạm dụng Corticoid sẽ làm khả năng bị bội nhiễm.
- Thuốc kháng sinh như Amoxicillin, Cephalosporin được chỉ định trong trường hợp bệnh diễn biến nặng, có nguy cơ bội nhiễm. Tác dụng chính của nhóm thuốc này là kháng viêm, diệt khuẩn, hỗ trợ làm lành da và giảm cảm giác đau rát khó chịu.
- Sử dụng kem bôi ngoài da để tăng độ ẩm và làm giảm tình trạng da khô ráp, bong tróc hay nứt nẻ, đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Bạn không nên tự ý mua kem bôi nếu chưa hiểu rõ về tác dụng của chúng. Cần tham khảo ý kiến chuyên gia và nên sử dụng đều đặn hàng ngày để tăng tính hiệu quả.
Đông y trị bệnh viêm da cơ địa
Thuốc Đông y cũng là một trong những cách điều trị viêm da cơ địa mà người bệnh có thể tham khảo. Các bài thuốc Đông y thường an toàn, lành tính, hiệu quả cao và ít gây ra tác dụng phụ. Một số bài thuốc chữa viêm da hiệu quả có thể kể đến như:
Bài thuốc 1: An Bì Thang
An Bì Thang là bài thuốc được nghiên cứu và bào chế bởi Viện da liễu Hà Nội Sài Gòn, được nhiều bệnh nhân sử dụng và có những đánh giá phản hồi tích cực. Thuốc kết hợp dạng uống trong, bôi ngoài và ngâm rửa, giúp điều trị bệnh từ căn nguyên, tác động từ trong ra ngoài, có thể hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tái phát.
Thành phần chính của An Bì Thang đều là các thảo dược quý được chắt lọc tự nhiên như: Bồ công anh, Kim ngân hoa, Tang bạch bì, Đơn đỏ, Ké đầu ngựa, Cam thảo, Sinh địa, Rễ cà gai leo,… Người bệnh sử dụng thuốc có thể giảm được các triệu chứng đau rát, ngứa, nhanh chóng phục hồi da bị tổn thương và cải thiện được chất lượng cuộc sống.
Bài thuốc 2:
Đây là bài thuốc Đông y chuyên trị các chứng bệnh liên quan đến da, đặc biệt là viêm da cơ địa do thức ăn, dị ứng, lông động vật,… Thành phần chính của thuốc bao gồm: Đơn đỏ, Đẳng sâm, Rau má, Ngân hoa, Huyết sâm, Hoàng liên, Toái cốt tử, Mạch đông, Sài đất,… Những nguyên liệu này đều là dược liệu tự nhiên an oàn, có công dụng rất tốt cho những trường hợp bị viêm da.
Bệnh nhân thường được tư vấn dùng thuốc tùy theo tình trạng bệnh. Bạn sẽ chuẩn bị các thành phần trên với khối lượng được chỉ định, sắc để lấy nước uống 3 lần trong ngày. Nên kiên trì dùng để các triệu chứng được đẩy lùi nhanh chóng.
Bài thuốc 3:
Bài thuốc Đông y chuyên trị các bệnh viêm da với công dụng tán phong, trừ thấp, thải độc tố và thanh lọc cơ thể. Với các nguyên liệu như: Thuyền thoái, Bạch dược, Thương hoạt, Đường quất, Sà diệp sài hồ, Ngân hoa, Bạch linh, độc hoạt, Bạch tiên bì, thuốc có tác dụng cải thiện các triệu chứng đau rát và sưng đỏ của bệnh viêm da.
Người bệnh chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu trên, khối lượng được chỉ định bởi lương y cho từng tình trạng khác nhau. Sau đó cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước trong khoảng 1 tiếng rồi tắt bếp. Bạn lọc nước uống 3 lần mõi ngày sau khi ăn.
Địa chỉ khám chữa uy tín
Trong trường hợp bệnh phát triển nặng và sử dụng các biện pháp điều trị kể trên không hiệu quả, người bệnh cần tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được xử lý. Dưới đây là một số đơn vị y tế dành cho người bị viêm da cơ địa.
Viện da liễu Hà Nội Sài Gòn
Viện da liễu Hà Nội Sài Gòn là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ khám và điều trị các vấn đề về da liễu bằng thảo dược tự nhiên lành tính, kết hợp máy móc công nghệ hiện đại. Người bệnh khi đến đây được thăm khám bởi các bác sĩ có hàng chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực da liễu, tận tâm, nhiệt tình và mang đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất. Các chứng bệnh của viện chuyên điều trị như: Mề đay mẩn ngứa, Viêm da cơ địa, Vảy nến, Tổ đỉa, Bệnh Chàm. Ngoài ra, khi gặp các vấn đề về mụn trứng cá, Nám, tàn nhang, Rụng tóc, bạc tóc hay có nhu cầu trẻ hóa làn da, trị sẹo thâm,…. bạn đều có thể tìm đến Viện da liễu Hà Nội Sài Gòn để được tư vấn và tìm ra giải pháp phù hợp cho bản thân.
Địa chỉ:
- Tại Thành phố Hà Nội: Số 123 Hoàng Ngân, Q.Thanh Xuân (024 62 605 666).
- Tại Hồ Chí Minh: Số 48B Đặng Dung, Quận 1 (028 710 99 838).
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là bệnh viện Đa khoa, Chuyên khoa sâu, Tuyến cuối của ngành Quân y Việt Nam. Ở đây quy tụ đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo cả trong và ngoài nước. Trang thiết bị của bệnh viện cũng được đầu tư đầy đủ, hiện đại nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình khám chữa bệnh.
Các chuyên khoa của bệnh viện 108 bao gồm: Chấn thương chỉnh hình, Ngoại nội tiết, Ngoại thần kinh, Tai mũi họng, Gây mê hồi sức, Da liễu, Mắt, Răng,… VÌ vậy nếu gặp trường hợp viêm da cơ địa, bệnh nhân có thể lựa chọn đơn vị này để được khám và điều trị
Địa chỉ tại Trần Hưng Đạo, Q. Hai Bà Trưng, Thủ đô Hà Nội (069 572 400).
Bệnh viện da liễu Trung ương
Bệnh viện da liễu Trung ương là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Da liễu tại Việt Nam. Ở đây chuyên nghiên cứu mô hình bệnh, các biện pháp chẩn đoán, chữa trị, dự phòng và phục hồi chức năng nhiều loại bệnh khác nhau. Thành lập từ năm 1954, đến nay đơn vị đã có gần 60 năm hoạt động trong nghề, chữa trị khỏi cho rất nhiều người bị các vấn đề liên quan đến da liễu.
Nếu đang bị viêm da cơ địa, bạn có thể tìm đến bệnh viện da liễu theo địa chỉ tại 5A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội (024 32222 944).
Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec
Đây là bệnh thuộc Hệ thống Y tế phi lợi nhuận của tập đoàn Vingroup. Vinmec quy tụ đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ được đào tạo bài bản, chuyên sâu ở cả trong và ngoài nước. Khi đến đây, người bệnh được trải nghiệm dịch vụ khám chữa bệnh toàn diện, trang thiết bị hiện đại hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh.
Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec có chuyên khoa riêng điều trị các bệnh về da, đặc biệt là viêm da dị ứng. Người bệnh có thể tham khảo địa chỉ: 458 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội (0243 9743 556).
Chế độ ăn cho người viêm da cơ địa
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề viêm da cơ địa. Để tăng hiệu quả điều trị bệnh, đẩy lùi triệu chứng một cách nhanh chóng, bạn nên quan tâm đến thực đơn ăn uống hàng ngày.
Một số thực phẩm tốt cho người bị viêm da cơ địa có thể kể đến như:
- Thực phẩm giàu vitamin: Vitamin rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là cho da. Bạn nên bổ sung các loại rau củ quả có chứa nhiều vitamin A, B, C, E để tăng sức đề kháng, hạn chế phản ứng viêm, chống oxy hóa, dưỡng ẩm. Ăn bí đỏ, dưa hấu, đậu hũ, hạt dẻ, khoai lang, rau chân vịt,… có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng và tái tạo mô, làm lành vết thương do viêm da cơ địa.
- Các thực phẩm có tính chống viêm như cá, thịt, heo, dầu hạt lanh, cà chua, dầu oliu,…. Khi dung nạp các loại thức ăn này sẽ giúp mô dưới da liên kết chặt chẽ hơn, tránh tổn thương, giảm ngứa, đau rát.
- Ngũ cốc là một trong các thực phẩm nên được bổ sung vào thực đơn ăn mỗi ngày của người bị viêm da. Trong ngũ cốc có chứa nguồn năng lượng dồi dào, nhiều Protein, chất béo, chất xơ có khả năng tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh.
- Nhóm thực phẩm chứa kẽm cần thiết cho việc đào thải chất độc trong gan, thận, tránh nguy cơ bị mụn trứng cá, viêm da cơ địa, nổi mẩn đỏ. Bạn nên ăn nhiều hạt vừng, các loại trái cây như mâm xôi, bơ hay các loại đậu để phục hồi vết thương và tái tạo tế bào da mới.
Bên cạnh đó, người bị viêm da cơ địa nên tránh ăn các thực phẩm sau:
- Thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa có thể làm tăng nồng độ Cholesterol xấu, ảnh hưởng đến tim mạch, gây nên tình trạng viêm nhiễm. Vì vậy bạn không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, bánh ngọt, thức ăn nhanh, kem,…
- Hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu vì chúng có khả năng tăng phản ứng viêm.
- Các loại hải sản: Tôm, cua, ghẹ, mực giàu chất đạm, gây dị ứng và nổi mẩn ngứa. Vậy nên nếu bị viêm da cơ địa, bạn nên tránh ăn các thực phẩm này.
- Đồ ăn chua có khả năng làm suy yếu chức năng của thận, dạ dày, gây nên tình trạng nhiễm khuẩn và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bị viêm da.
- Kiêng đồ uống chứa cồn, chất kích thích như: Rượu, bia, cà phê để tránh kích thích hệ thần kinh, gây nên phản ứng ngứa và viêm trên da.
Những lưu ý khi bị bệnh
Nếu muốn đẩy lùi các triệu chứng và nhanh chóng cải thiện tình hình sức khỏe, người bị viêm da cơ địa cần chú ý đến tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh:
- Bạn không nên tắm quá lâu, 15 – 20 phút là đủ và tắm với nước ấm để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao.
- Tránh tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, ánh nắng, vệ sinh nhà cửa và các vật dụng cá nhân thường xuyên.
- Không để da tiếp xúc với các nước tẩy rửa, hóa chất dễ gây dị ứng.
- Uống đủ nước, kết hợp nước ép hoa quả để tăng độ ẩm và tái tạo da.
- Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc, cân bằng giữa học tập, làm việc và nghỉ ngơi.
- Không nên mặc quần áo bó sát người hoặc trang phục có chất liệu dễ gây kích ứng.
- Hạn chế gãi để tránh da bị tổn thương và viêm nhiễm nặng hơn.
Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng viêm da cơ địa bạn đọc có thể tham khảo. Nếu đang gặp chứng bệnh này, bạn cần tìm các biện pháp xử lý kịp thời và thăm khám tại các cơ sở y tế để phòng ngừa các biến chứng xảy ra.
Mẹ tớ bị viêm da cơ địa hơn 1 năm nay, lại đang phải điều trị bệnh huyết áp nên đang muốn hỏi mọi người là mẹ tớ dùng thuốc huyết áp như vậy thì có dùng được thuốc của trung tâm da liễu không nhỉ?
Tôi 54t rồi mà bị viêm da cơ địa rất lâu rồi, bệnh rất nặng, bác sĩ cũng bó tay rồi nên chán lắm,da nứt nẻ và nổi mụn nước, ngứa ngáy khó chịu, mất ăn mất ngủ vì bệnh này, đâm ra cứ bị stress và gầy gò. Nay đọc được bài này có thuốc an bì thnag thì không biết tình trạng của tôi như vậy thì có dùng được thuốc của trung tâm không?
Trẻ nhỏ có dùng được thuốc An bì thang này không hả mọi người ơi?, tôi đang bầu cháu thứ 2 có dùng được không? Tôi bị lâu lắm rồi nhưng đang mang thai 6 tháng rồi mà lại bị tái phát, con bé nhà tôi là bị di truyền từ tôi nên tôi muốn hỏi để đi chữa luôn.
Xin thưa là thuốc này là đông y nên rất lành tính và an toàn nên trẻ nhỏ dùng được chị nhé. Đứa cháu nhà tôi năm ngoái cũng chữa bên này. Nhưng còn chị đang mang bầu thì tôi không nắm rõ, tốt nhất chị gọi điện trực tiếp vào sđt này (024) 62 605 666 của trung tâm để họ tư vấn cho kĩ nhé. Còn cẩn thận chị đến tận nơi
Dùng được mom ak nhưng mom phải đến khám để BS nắm tình trạng của mom xem như nào, dùng thuốc theo chỉ định và gia giảm liều lượng theo Bs chứ ko tự ý mua dùng mom afk. với mk nhớ ko nhầm thì bầu từ 4 hay 5th trở lên mới dùng đc